Giáo hoàng Benedict trong khủng hoảng
Giáo hoàng Benedict XVI đã ở tâm điểm của những tuyên bố chỉ trích và bảo vệ trong vụ scandal thầy tu lạm dụng thân xác trẻ em.
Phe chỉ trích nói Ngài đã không hành động mực khi còn là Hồng Y phụ trách việc điều tra các cáo buộc lạm dụng tình dục và không minh bạch trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng.
Phe ủng hộ Ngài nói Giáo hoàng đã làm tất cả những gì có thể trên mọi cương vị và truyền thông đã đưa tin không có cơ sở và không công bằng khi đưa tin về Ngài.
Tạp chí Foreign Policy đã điểm lại một số ý kiến của cả hai phe và BBC xin lược đăng một số ý kiến.
Giáo hoàng Dở
Christopher Hitchens với bài Bấm Giáo hoàng không đứng trên pháp luật
29/03/2010
Đối với ông Ratzinger, phép thử duy nhất chứng tỏ một linh mục tốt là thế này: Liệu ông có phải là người dễ bảo, kín đáo và trung thành với cánh truyền thống của giáo hội không? Chúng ta đã thấy điều này thể hiện qua các hành động khác của ông với tư cách là Giáo hoàng, nhất là việc ông gỡ bỏ việc rút phép thông công đối với bốn linh mục thuộc phe cực hữu do Cha Marcel Levebvre dẫn đầu và bao gồm cả linh mục chối bỏ cuộc diệt chủng người Do thái Holocaust, Richard Williamson.
Chúng ta đã thấy khi ông còn là hồng y, đứng ra bảo vệ Giáo phái làm người ta sởn gai ốc Legion of Christ mà người đứng đầu điên cuồng đã làm cha của mấy đứa trẻ và che giấu nhiều vụ lạm dụng khác. Và chúng ta thấy điều đó ngày hôm nay khi biết bao kẻ hiếp dâm và pêđê bị lột mặt nạ.
Đây là điều làm cho vụ scandal này có tính hệ thống và không chỉ là chuyện chểnh mảng đây đó. Giáo hội cần và muốn kiểm soát trẻ nhỏ và đề nghị các bậc phụ huynh giao con cho một số linh mục mà cho tới gần đây có uy tín và quyền miễn tố lớn. Giáo hội không thể nào có thể thừa nhận rằng các linh mục này cùng thượng cấp của họ là những kẻ ác dâm lâu năm, những kẻ không thể tin vào vận may của mình.
Giáo hội cũng không thể nào có thể thừa nhận họ thường xuyên bỏ rơi trẻ em và cố hết sức để bảo vệ và đôi khi thăng chức cho những kẻ ngược đãi các em. Thay vào đó họ kêu ca và khẳng định một cách sai trái rằng tất cả các cáo buộc đối với giáo hoàng - không có cáo buộc nào mà không xuất phát từ cộng đồng Thiên Chúa giáo - là một phần kế hoạch để gây khó khăn cho ông.
Maureen Dowd với bài Bấm Nói Không với Giáo hoàng
27/03/2010
Giáo hội Thiên Chúa giáo không thể nào hồi phục được nếu Chủ Chiên vẫn bị xem là con chiên ghẻ trong vụ scandal lạm dụng tình dục đang ngày càng thảm hại.
Giáo hội Thiên Chúa giáo không thể nào hồi phục được nếu Chủ Chiên vẫn bị xem là con chiên ghẻ trong vụ scandal lạm dụng tình dục đang ngày càng thảm hại.
Maureen Dowd
Giờ chúng ta đã biết tin tệ hại là Hồng Y Joseph Ratzinger, được gọi là "Rottweiler của Chúa" khi ông là người thực thi các quy định của giáo hội về vấn đề tín ngưỡng và tội lỗi đã phớt lờ những cảnh báo nhiều lần và ngoảnh mặt trong vụ Linh mục Lawrence C. Murphy, cha cố ở Wisconsin, người lạm dụng tới 200 bé trai bị khiếm thính.
Giáo hội đã điếc đặc và câm về vụ scandal tới mức gây sốc nhưng không gây ngạc nhiên khi chúng ta biết được qua bài báo của Laurie Goodstein trên The (New York) Times một nhóm cựu sinh viên điếc đã mất 30 năm để có được sự chú ý của giáo hội.
Richard Dawkins với bài Bấm Ratzinger là giáo hoàng tuyệt vời
28/03/2010
"Liệu giáo hoàng có nên từ chức không?"
Không. Như Hội đồng Hồng Y chắc đã nhận ra khi bầu ông ta, ông đủ phẩm chất một cách hoàn hảo - thậm chí lý tưởng - để lãnh đạo Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã. Một ông già cổ hủ láo liêng mặc áo choàng, người đã mưu mô trong nhiều thập niên để có vị trí mà ông đang giữ; một người tin rằng ông ta không thể bị hạ bệ và hành động đúng như vậy; một người mà sự giao giảng những sai lầm về khoa học đã gây ra cái chết của biết bao bệnh nhân AIDS ở Châu Phi; một người mà bản năng đầu tiên khi thầy tu của ông ta bị bắt quả tang đang tụt quần là che đậy vụ scandal và buộc các nạn nhân trẻ phải im lặng: nói ngắn gọn, đúng là người phù hợp cho công việc.
Hơn nữa, ông không nên từ chức vì ông là người ở vào vị trí tuyệt vời để đẩy nhanh sự sụp đổ của một tổ chức ma quái và đồi bại, tính cách hợp với ông như hình với bóng và ông là người đứng đầu tuyệt đối và phù hợp về mặt lịch sử.
Giáo hoàng Hay
Hồng Y William Levada - Bấm The New York Times và Giáo hoàng Benedict XVI trong con mắt của một người Mỹ ở Vatican
26/03/2010
Bài xã luận của báo Times đặt câu hỏi "làm sao các quan chức Vatican lại không rút ra bài học từ vụ scandal rùng rợn ở Hoa Kỳ, nơi hơn 700 tu sỹ bị bãi chức trong vòng ba năm." Tôi có thể đảm bảo với Times rằng thực tế là Vatican khi đó và bây giờ không hề lờ đi những bài học đó. Nhưng xã luận của Times tiếp tục có sự thiên lệch thường thấy: "Nhưng rồi chúng ta đọc tường thuật đáng lo ngại của Laurie Goodstein .... về chuyện giáo hoàng, khi còn là hồng y, đã được cảnh báo trực tiếp về một linh mục... Nhưng các nhà lãnh đạo giáo hội đã chọn bảo vệ giáo hội thay vì trẻ nhỏ." Xin thưa với các vị biên tập, ngay cả bài báo của Goodstein, dựa trên "những tài liệu mới tìm thấy" chỉ đặt những lời về bảo vệ Giáo hội khỏi scandal vào miệng Tổng Giám mục Weakland chứ không phải giáo hoàng...
...Về một người mà tôi có đặc ân được làm việc cùng..., một vị giáo hoàng mà thông tri về tình yêu, hy vọng và tiết kiệm làm chúng ta ngạc nhiên và phải suy nghĩ, và người mà giáo lý hàng tuần cũng như thuyết pháp Tuần Thánh truyền cảm hứng cho chúng ta và vâng, người mà những hoạt động tích cực của Ngài giúp Giáo hội giải quyết hiệu quả vụ lạm dụng tình dục trẻ nhỏ vẫn tiếp tục tạo điều kiện cho chúng ta ngày hôm nay, tôi đề nghị báo Times xem xét lại xu thế tấn công khi viết về Giáo hoàng Benedict XVI và mang lại cho thế giới một cái nhìn cân bằng hơn về người lãnh đạo mà chúng ta có thể và nên dựa vào.
John Allen với bài Bấm "Sự Thay đổi của Giáo hoàng"
27/03/2010
Tất cả những chỉ trích đang che phủ đi một điều cũng có tầm quan trọng tương tự: Đối với bất cứ ai biết lịch sử của Vatican về vấn đề này, Biển Đức XVI không chỉ là một phần của vấn đề. Ngài là một phần chính của giải pháp... Sau khi được bầu làm giáo hoàng, Biển Đức coi các vụ lạm dụng là ưu tiên để giải quyết. Một trong những hành động đầu tiên của ngài là kỷ luật hai tu sỹ có tiếng, những người đã bị cáo buộc lạm dụng tình dục hàng thập niên nhưng trước đó đã được bảo vệ ở những cấp cao nhất.
Ngài cũng là giáo hoàng đầu tiên gặp gỡ trực tiếp các nạn nhân bị lạm dụng, điều mà ngài làm ở Hoa Kỳ và Australia năm 2008...
Ngài cũng là giáo hoàng đầu tiên gặp gỡ trực tiếp các nạn nhân bị lạm dụng, điều mà ngài làm ở Hoa Kỳ và Australia năm 2008.
John Allen
Thế giới bên ngoài đã giận dữ, mà cũng phải thôi, khi Giáo hội đã phớt lờ vấn đề trong vài thập niên.
Những những ai hiểu được tốc độ nhanh chóng mà thay đổi diễn ra ở Vatican hiểu rằng Biển Đức, mặc dù muộn nhưng còn hơn bất kỳ quan chức cao cấp nào khác, hiểu được sự nghiêm trọng của tình hình và cố gắng thay đổi.
Giáo hoàng Benedict XVI trong Bấm Mục Thư gửi người Công giáo Ireland
19/03/2010
Tới các nạn nhân bị lạm dụng và gia đình họ.
Các tín hữu đã chịu đau khổ trầm trọng và tôi thành thực xin lỗi. Tôi biết không gì có thể thay đổi được những sai trái mà tín hữu phải chịu đựng. Niềm tin của tín hữu đã bị phản bội và phẩm giá của quý vị bị xâm phạm. Nhiều con chiên thấy rằng khi tín hữu dũng cảm nói lên những gì xảy ra với mình thì không ai lắng nghe... Đó là điều có thể hiểu được khi các tín hữu thấy khó có thể tha thứ và dung hòa với Giáo hội. Thay mặt cho Giáo hội, tôi công khai bày tỏ sự xấu hổ và hối hận mà chúng tôi đều cảm thấy.
Nhưng tôi cũng đề nghị các tín hữu đừng mất hy vọng. Thông qua Giáo hội mà chúng ta gặp Chúa Jesus, người cũng là nạn nhân của sự bất công và tội lỗi. Giống như các tín hữu, Chúa vẫn mang những vết thương của sự đau khổ một cách bất công. Chúa hiểu nỗi đau của tín hữu và ảnh hưởng lâu dài của nó tới cuộc sống, các mối quan hệ của tín hữu trong đó có quan hệ với Giáo hội.... Nhưng chính các vết thương của Chúa Jesus, được biến đổi bởi sự đau khổ chuộc tội, lại chính là cách mà sức mạnh của ác quỷ bị tiêu diệt và chúng ta được tái sinh với cuộc sống và hy vọng.
source
BBC Vietnamese
No comments:
Post a Comment