Sunday, 5 July 2009

Thời Kÿ Bách Hại Công Giáo




Binh Architect Book 1 Full Post View List View
Hi, my friends. Wellcome to my site, my memory and my life. Best wish to u and we r happy in God. Binh Arch
Tin Mừng Về Ngày Vinh Quang

Cảnh các Thánh Phêrô KhoanPherô Hiếu, Gian B. Thành bị xử trảm
source
Martyrs of Vietnam

Thursday May 28, 2009 - 05:55am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Thời Kÿ Bách Hại Công Giáo

Ngay từ khi mới nhận hạt giống Đức Tin, Đất Mẹ Việt Nam đã được thấm nhuần bằng máu các vị Tử Đạo xuất thân trong hàng Giáo Sĩ ngoại quốc cũng như trong hàng Giáo Sĩ bản xứ và trong cộng đoàn giáo dân Việt Nam. Lời nhận xét của Tertulianô xưa đã thành như di ngôn bất di bất dịch ngàn đời: " Sanguis Martyrum, semen Christianorum: Máu các vị Tử Đạo là hạt giống sinh nhiều giáo hữu". Tất cả các vị đã chung vai sát cánh trong lao khổ, trong hy sinh vun trồng thì cũng sát cánh trong cái chết vô cùng anh dũng để làm chứng tá cho Chúa Kitô; "Không có tình yêu nào lớn hơn sự hy sinh mạng sống mình vì bạn hữu" (Gioan 15,13).
Ngay trong thời kÿ mới khai nguyên, lịch sử còn ghi một số nhà truyền giáo đã chiếm được cảm tình tốt đẹp nơi nhiều vị cầm quyền Việt Nam thời đó.
Năm 1591, Giáo Sĩ Ordeonez de Cevallos dạy Giáo Lý và làm phép Thánh Tẩy cho Công Chúa Mai Hoa (phiên âm từ Maria): Công Chúa Mai Hoa là chị của Lê Trang Tông.
Năm 1624, tại Thuận Hoá, Giáo Sĩ De Pina dạy giáo lý và chuẩn bị cho bà Minh Đức Vương Thái Phi (1568-1648), vợ thứ của Chúa Nguyễn Hoàng, và Cha Đắc Lộ làm phép thánh tẩy cho bà với thánh hiệu Maria Madalena.
Linh Mục Đắc Lộ, năm 1627, tới kinh đô Kẻ Chợ (Hà Nội), đã được vào tiếp kiến Chúa Trịnh Tráng tức là Thanh Đô Vương. Trong quãng thời gian ở tại thủ đô, ngài đã đưa được em gái Chúa Trịnh Tráng trở lại đạo Công Giáo mang thánh hiệu là Catarina còn chính Chúa Thanh Đô Vương cho phép ngài lập một nhà thờ bên cạnh Phủ Chúa.
Trong Nam Hà, dưới thời Chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1725-1765), Chúa Nguyễn mời Giáo Sĩ Dòng Tên vào chính Dinh dạy toán và làm y sĩ riêng của Ngài.
Người theo Đạo càng lúc càng đông, cộng đoàn tuy mới nhưng bắt đầu lớn mạnh do đó đã làm cho hàng tăng lữ và nho sĩ lo ngại. Vua và Chúa bắt đầu hoài nghi Đỏo mới sợ bị mất ảnh hưởng của Triều Đình. Hơn nữa, giáo lý Công Giáo đem tới có vẻ xa lạ và quá nghiêm khắc nên bị lên án là gây xáo trộn trật tự xã hội. Điển hình nhất là Công Giáo chủ trương "nhất phu, nhất phụ", trong khi Vua và Chúa có cả một đoàn cung tần mỹ nữ. Từ quan lại triều đình văn võ đến nho sĩ và hương lý lấy 5, 7 vợ là việc thường tình, dưới một chế độ đa thê đã kéo dài hàng ngàn năm. Đó là lý do chính đạo Công Giáo đã bị chống đối mãnh liệt.
Lúc ban đầu một số những cuộc bách hại khởi xướng bằng những lý do mơ hồ và có thể nói đều là do thành kiến. Thí dụ trong Nam, hai lần lệnh cấm đạo đßẼc ban hành: năm 1617 dưới thời Chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên, 1615-1635) nhân vụ hạn hán, và năm 1663 (Nguyễn Phúc Tần, 1648-1667) nhân cơ hội một trận bão lụt.... Các thầy Tăng giải thích: vì sự có mặt của Tây phương Đạo Trưởng và sự kiện nhiều người tin theo Đạo mới làm cho vị Thần Phật "nổi giận", nên đã không cho mưa xuống, hay đã khiến dòng nước dâng cao làm thiệt hại mùa màng!
Nhưng về sau, trong những cuộc bách hại đẫm máu, dần dần hiện rõ lý do chính thức tôn giáo: Sở dĩ là vì chính quyền thời đó ra mặt chống đối bài bác bắt bớ Thiên Chúa Giáo, hành quyết những vị Thừa Sai ngoại quốc hay Linh Mục, giáo dân bản xứ và tìm cách tiêu diệt Đạo Chúa, nói theo danh từ chuyên môn, là vì "hận thù tín ngưỡng: odium fidei". Tín ngưỡng nói đây là niềm xác tín sâu xa vào Thiên Chúa, sự tôn thờ Ngài là đứng tạo dựng muôn loài, là vị cứu tinh nhân loại và là Thẩm Phán tối cao...và chỉ khi nào chết vì tín ngưỡng, nghĩa là thà chết để chứng minh lòng mình trung kiên với Thiên Chúa, lúc đó cái chết mới cao cả, mới là lý tưởng bất diệt của con người: trước mặt giáo Hội hoàn vũ, cái chết này mới đáng tuyên dương và được đề cao làm mô phạm cho toàn dân Thiên Chúa. .
source
Martyrs of Vietnam - History of the Vietnamese Catholic Church

No comments:

Post a Comment