Wednesday 13 January 2010

Giám mục người Việt đầu tiên tại Canada




Tân Giám mục địa phận Toronto, Canada, ngài Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu.

Linh mục Vincent Nguyễn trở thành vị giám mục Công giáo gốc châu Á đầu tiên tại Canada trong buổi lễ long trọng cử hành tại Toronto.

Ngài Vincent Nguyễn, tên đầy đủ là Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, cũng là giám mục trẻ nhất tại Canada.

Từ Việt Nam, ngài vượt biên năm 1983. Ngài được tàu hàng của Nhật vớt và lưu lại Nhật Bản một năm.

Sau đó ngài sang định cư tại Canada với hai người anh. Tuy hoàn tất văn bằng cử nhân về cơ khí điện tại đại học Canada, ngài luôn nuôi mộng ước trở thành tu sĩ.

Ngài được thụ phong linh mục năm 1998.

Ngày 13/1/2010 ngài được phong chức Giám mục phụ tá Giáo phận Toronto, Canada.

Linh mục Nguyễn Kim Long, cha phó giáo sứ Tam Viên thuộc giáo phận Orange County, người có giai đoạn học và làm việc ở Canada cùng đức Tân giám mục Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, đánh giá về lễ phong chức này.

Linh mục Nguyễn Kim Long: Khi tôi đến Canada, tân giám mục Vincent Hiếu đã ở đó rồi. Tôi được kể lại, ngài vượt biên, sang Nhật rồi sang Canada đoàn tụ với người anh. Ngài bắt đầu học đại học, tốt nghiệp ngành cơ khí. Đến 1998 ngài được chịu chức linh mục. Sau đó được cử làm cha Phó, rồi làm cha Sở của địa phận Toronto. Mới đây ngài được chọn làm giám mục của Toronto.

Có thể nói con đường đi của cha Hiếu cũng đặc biệt vì ngài là con người rất nhẹ nhàng, con người không có cao lớn bề ngoài, giọng nói cũng như tính cách rất nhẹ nhàng. Trong cái niềm tin của chúng tôi, chúng tôi tin là Thiên Chúa đã chọn cái sự nhẹ nhàng để làm những chuyện lớn lao. Có thể nói con đường đi của ngài nó có những gian truân, rời đất nước, lăn lộn ở các trại tỵ nạn, rồi trong cái sự nhẹ nhàng của ngài, Thiên Chúa đã có một cái đường hướng để ngài làm chuyện lớn lao hơn, hữu ích hơn cho cộng đồng Việt Nam cũng như người công giáo Việt Nam.

BBC: Thưa linh mục, so với tỷ lệ giáo dân người Việt tại Canada, sự xuất hiện của một giám mục người Việt có ý nghĩa gì không?

Linh mục Nguyễn Kim Long: Rất quan trọng. Tỷ lệ người công giáo Việt Nam ở Canada, nhất là ở Toronto không có đông. Tại Toronto nơi tôi ở trước đây, có hơn 1 triệu tín hữu, công giáo Việt Nam có khoảng 5 hay 6 ngàn người thôi. Đó là tại tổng giáo phận tôi đang nói tới là Toronto đấy. Nay chúng ta có một giám mục người Việt thì đó là điều rất đặc biệt, tôi coi đây là sự trưởng thành cũng như đóng góp của người Công giáo Việt Nam cho địa phận Toronto.

Người Việt Nam ở Canada tôi nghe nói có khoảng 200 ngàn người. Sự đóng góp của người Việt cho nước Canada đa văn hóa cũng rất là mạnh. Rất có thể là qua những sự đóng góp như vậy, đất nước Canada nói chung cũng như các giám mục Công giáo đã nhận ra sự trưởng thành của người Công giáo Việt Nam. Các ngài quyết định chọn một vị giám mục Á châu đầu tiên cho Canada cũng như cho cộng đoàn Việt Nam nhỏ bé. Tôi thấy sự phong chức này rất có ý nghĩa và là niềm vui cho người Việt Nam nói chung, cũng như cho người Công giáo nói riêng.

source

BBC Vietnamese

Monday 11 January 2010

Loài chim biểu tượng cho hạnh phúc và hòa bình



Cập nhật lúc 2:33:43 AM - 04/08/2009

Orangedove_taveuni_june2008.jpg


Chim bồ câu trống màu cam (Ptilinopus victor)


Hồ Sĩ Viêm

* Chim bồ câu đã giúp đưa thư cho loài người từ thời cổ Ai Cập, cách đây cả 5.000 năm.

* Giọng hót của con chim cu gáy, người nông dân Việt Nam rất thích. Nhưng trái lại, người Mỹ lại vô cùng ghét, vì cho rằng nó đã than van khóc lóc, nên đặt tên nó là “Mourning Pigeon”.

* Con bồ câu Chez Ami, trong Đệ Nhất Thế Chiến, đã can đảm vượt vòng lửa đạn, giúp giải vây cho một tiểu đoàn quân đội Mỹ khỏi bị tiêu diệt.

Trời Cali lại sắp vào thu, đôi khi se se lạnh và tự nhiên làm lòng người, nhất là những thanh niên nam nữ độc thân, chợt cảm thấy tâm hồn mình nao nao, buồn bã, vì cô quạnh. Hình ảnh đôi vợ chồng chim bồ câu, gù gù âu yếm bên nhau, biết bao mặn nồng, tình tứ, họ từng ít nhất một lần được chứng kiến, đã thoát hiện lại trong tâm trí. Hình ảnh đó đã nung nấu lòng mong muốn được có người tình ở ngay bên cạnh, để ấp ủ, ve vuốt, yêu thương, như đôi bồ câu, cho nguôi nỗi sầu đơn lẻ. Vì lý do đó, ta không lạ khi thấy trong thời gian này, hết đám cưới này tới đám cưới nọ, cứ tưng bừng tổ chức liên miên. Từng cặp, từng đôi lứa đã khoác tay nhau tung bổng như đôi chim vỗ cánh bay vào đời, chung sức cùng nhau tìm hạnh phúc. Với nguyên nhân trên, trong bài này, chúng tôi xin sưu tập tài liệu cống hiến quí vị độc giả, nhất là các bạn thanh niên đang bước đầu xây dựng mái gia đình hạnh phúc, về một loại chim từ xa xưa biểu hiệu cho niềm Hạnh Phúc và Hòa Bình: đó là chim Bồ Câu.

* Bồ câu nhà được chia làm 4 loại theo công dụng

Trên toàn thế giới, hiện tại có khoảng hơn 8.000 loại chim, nhưng trong loại bồ câu có giống “bồ câu nhà” là loại chim thân thuộc và gần gũi với loài người nhất. Giống bồ câu nhà không hiểu được loài người nuôi thành thuộc, trở thành con vật nuôi trong nhà từ thời nào, nhưng các nhà bác học tin tưởng rằng tổ tiên của chúng phát xuất từ loại chim cu rừng di cư, hoặc cu cườm hoang dại, mà tên khoa học là Columba Palumbus. Giống này hiện vẫn còn tồn tại và đang sinh sống ở Nam Mỹ, Bắc Phi và miền Nam Châu Âu. Với loại này làm chính, người ta cho lai giống, nên đến nay loại bồ câu nhà tổng cộng đã gồm tới 450 loại. Tùy theo sự công dụng, người ta phân chia chúng thành 4 nhóm. Thứ nhất là loại bồ câu đưa thư. Loại này cơ thể nhỏ, bay rất nhanh, con mái nặng 0,4 kg và con trống 0,5 kg. Thứ hai là bồ câu thể thao, dùng để trình diễn. Chúng có khả năng bay đứng, lượn vòng bằng động tác đuôi và cánh. Tại nước Anh có rất nhiều Hội nuôi loại chim này và hàng tuần, họ thường cho chúng trình diễn ở những bãi rộng công cộng. Thường xuyên, họ cũng tổ chức những cuộc thi đua với giải thưởng rất cao. Thứ ba là loại chim bồ câu làm cảnh, có nhiều hình dạng, lông mang nhiều mầu sắc đặc biệt. Chúng trông rất đẹp. Có con cánh và đuôi xòe ra như con công và có loại chiếc diều trước ngực có thể làm phồng lên như một quả bóng, trông rất lạ. Loại thứ tư là loại thường, nuôi để ăn thịt. Giống này rất to béo, phần lớn nặng gấp đôi các loại bồ câu trên.

Common_bronzewing_kobble05.jpg


Bồ câu cánh nâu (Phaps chalcoptera) ở Úc

* Những giống bồ câu tại Việt Nam

Tại nước Việt Nam ta, dân chúng ở các thị thành cũng nuôi nhiều chim bồ câu để ăn thịt. Chúng khá lớn, con trống nặng tới 0,9 kg và con mái 0,6 kg. Chim non 40 ngày tuổi đã nặng tới 0,5 kg đến 0,7 kg, thịt ăn rất thơm ngon. Lớn lên chúng bay giỏi, tự kiếm ăn được và đẻ nhiều. Chim non từ lúc 45 ngày tuổi đã phải nuôi trống mái riêng rẽ, sau đó tới 6 hoặc 8 tháng tuổi mới ghép đôi cho chúng phôi giống và đẻ trứng. Hầu hết, khi đã thành cặp với nhau chúng sẽ chung sống trọn đời với nhau và giữ niềm chung thủy đáng quí. Chim mái sẽ đẻ cách nhau một ngày, từ một đến hai trứng. Sau đó cả hai vợ chồng thay nhau ấp. Khi chim con được từ 2 đến 3 tuần, thì chim mẹ lại bắt đầu đẻ. Một cập bồ câu trung bình đẻ từ 12 đến 13 con trong một năm. Bồ câu nuôi con bằng bằng một thứ sữa đặc biệt tiết ra từ trong diều của chúng. Chim non từ 4-5 tuần tuổi đã biết tự nhặt lấy thức ăn để sinh sống.

Ngoài thiên nhiên, tại nước Việt Nam ta có vài ba loại chim bồ câu rừng. Đó là loại chim cu gáy, chim bồ câu nâu và bồ câu xanh. Chim cu gáy thường sống ở miền đồng quê phía Bắc. Nông dân rất thích loại chim cu này, do giọng hót của chúng sáng chiều cất lên ngoài đồng vắng, nghe rất nỉ non, kéo dài lê thê và thật mê hoặc. Đó là mùa ái ân, chúng gọi nhau, để cùng nhau chung sống. Vì hiểu biết nguyên do của tiếng hót này, họ thường làm những chiếc bẫy sập để bắt chúng. Bẫy sập là một chiếc lồng, lòi ra ở phía trước một dàn nhỏ, bên trên dấu một tấm lưới. Chim mồi được nhốt trong lồng và đem treo ở một chạc cây ngoài vườn. Chim mồi hót lên, tiếng nó vọng rất xa. Chim trống hoặc chim mái đang nhởn nhơ ngoài thiên nhiên, nghe tiếng gọi của bạn, vội vàng bay tới, đậu vào dàn phía trước lồng. Thế là chiếc lưới sập xuống, nhốt vĩnh viễn luôn con chim lạ, để từ đây nó mất hết tự do, trở thành cá chậu chim lồng, thành con chim mồi mới thứ hai.

Mourning_Dove_(Zenaida_macr.jpg


Một cặp chim cu gáy

Tại Cali này cũng thường có chim cu gáy và chúng hay hót nỉ non vào những ngày nắng ấm. Tuy nhiên, người Mỹ lại không thích giọng hót này, vì cho nó buồn thảm, tang tóc quá, nên đặt tên giống chim này là Mourning Dove, tức “bồ câu than khóc”. Ngoài ra, người Mỹ chỉ gọi chim bồ câu bằng hai tên là “Pigeons” và “Doves”. Pigeon là họ gọi theo tiếng Pháp và Dove, theo tiếng Đức. Hai tên này không có gì khác biệt, có thể thay đổi cho nhau. Tuy nhiên, trong việc sử dụng, họ cũng phân biệt đôi chút. Như pigeon là loại to lớn, bình thường thân mình dài từ 12 đến 33 inches, trong khi loại dove nhỏ con hơn, chỉ từ 12 inches trở xuống tới 6 inches. Ta hay thấy người Mỹ gọi Fantail Pigeon, (bồ câu có đuôi xòe như cánh quạt), Bleeding Heart pigeon (bồ câu ở ngực có lông mầu đỏ như chảy máu từ trái tim), là những loại bồ câu lớn. Trong khi đó họ gọi Java Turtle dove (bồ câu nhỏ ở đảo Java), Ground dove (bồ câu đất), White winged dove (bồ câu nhỏ cánh trắng), v.v..

Nước ta còn có loại bồ câu nâu, tên khoa học là Columba Punicia. Đây là một loại chim lớn, nhiều mầu, đẹp về thẩm mỹ và rất có giá trị về khoa học. Từ đỉnh đầu chạy xuống gáy, cộng thêm một đường dây dài dưới mắt thì mầu trắng, phớt xám tro. Phần thân còn lại mầu nâu thẫm. Lông đuôi đen nhạt, trong khi mắt có nhiều vòng bao quanh, vòng ngoài nâu đỏ nhạt, vòng trong vàng và da quanh mắt lại đỏ tím, trong khi chân lại đỏ thẫm. Chúng sinh sống ở những vùng có cây bụi, ven đồi và rừng rậm tại miền Đông Ấn độ và các nước Thái Lan, Lào, Mã Lai và Việt Nam. Tại nước ta, người ta thường thấy chúng bay lượn ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên và Lâm Đồng.

Ngoài ra Việt Nam còn có loại bồ câu xanh, hay bồ câu Nicoba, có tên khoa học là Caloenas Nicobarica. Đây là loại chim lớn với bộ lông xanh bóng như có ánh thép, hòa lẫn với mầu lục và mầu đồng, trong khi đuôi rất ngắn mang mầu trắng. Mắt nâu, mỏ xám đen và chân mầu đỏ tối. Giống bồ câu này thích sống tập đoàn vì vậy chúng thường tụ tập làm tổ trên một thân cây. Trong mùa sinh nở, mỗi một cặp chỉ đẻ một trứng. Hiện nay ta thấy chúng chỉ hiện diện tại những hòn đảo nhỏ ngoài khơi Thái Bình Dương, như đảo Nicoba, đảo Solomon, đảo Timo và Côn đảo của Việt Nam.

* Chim bồ câu đưa thư

Ngày nay khoa học tiến triển mạnh, nên vấn đề liên lạc giữa người và người, từ hai nơi xa xôi cách biệt, không có gì khó khăn. Nhưng, trở về thời xa xưa, thì đây là một việc vô cùng diệu vợi, khó lòng giải quyết. Tuy nhiên với sự quan sát tinh tường, loài người đã biết được khả năng vô cùng quí giá của loài chim bồ câu, là dù bị mang đi thật xa cả 100 hay 1.000 dậm, chúng vẫn có thể bay về lại đúng tổ ấm của chúng. Theo những di tích tìm được từ các ngôi mộ cổ xưa của các vua Pharaoh Ai Cập, thì từ 3.000 năm trước Tây lịch, loài người đã biết nhờ chim bồ câu để liên lạc với nhau.


Dove_eggs.jpg


Tổ sơ sài với hai quả trứng bồ câu

Lịch sử La Mã cũng ghi nhận, chính trong trận chiến Gallie xẩy ra vào thế kỷ sau cùng trước Tây Lịch, vị tướng anh hùng Julius Caesar đã đoạt được chiến công hiển hách, vì huấn luyện được bầy chim bồ câu bay truyền tin tức một cách nhanh chóng. Trong thời viễn chinh của đoàn quân Thập Tự Giá Crusades trong thế kỷ thứ 12, các lãnh chúa Âu Châu đã học được cách thiết lập hệ thống chuyển tin tức bằng chim bồ câu vô cùng hiệu quả. Ngay trong Đệ Nhất Thế Chiến, lúc ngành điện thoại và vô tuyến truyền thanh chưa được phát triển hoàn hảo, đội quân bồ câu đã góp một phần rất lớn trong sự chiến thắng của quân đội đồng minh. Ngày đó, từ một điểm cách xa chiến tuyến của quân đội Pháp 12 dậm, Anh quốc có đặt một chiếc xe trong chứa 60 chuồng chim bồ câu. Xe được chùm kín và trên nóc đặt một hệ thống báo động, nếu có một con chim nào bay đến đậu, là chuông sẽ reo lên. Người phụ trách luôn luôn túc trực trong xe, khi nghe chuông reo sẽ biết có thư tin trở về, sẽ ra lấy thư để chuyển lên thượng cấp. Người đưa thư đây là những con chim bồ câu được mang theo trong những cánh quân đang tham gia trận chiến. Bình thường chim bồ câu chỉ hoạt động ban ngày, nhưng đây họ đã tập cho chim hoạt động cả về ban đêm. Người ta đã thấy rằng, giống chim bồ câu có tyhể bay với tốc độ 60 dậm, một giờ và vượt qua một lúc 75 dậm. Tuy nhiên còn tùy theo quảnh cách xa hay gần, nếu là 125 dậm, thì chúng chỉ bay với tốc độ 40 dậm một giờ mà thôi.

* Chez ami, một con chim bồ câu anh hùng

Trong Đệ Nhất Thế Chiến, một con chim bồ câu tên là Chez Ami, được ân thưởng Huy chương Anh hùng, vì đã giải cứu được một tiểu đoàn lính Mỹ bị địch vây hãm. Đây là một chuyện có thực. Chez Ami là một con chim bồ cây Mỹ, nhưng mang tên Pháp, có nghĩ là “Bạn Thân” (Dear Friend) và là một con chim bồ câu can đảm đạt được thành tích rực rỡ nhất. Năm 1917, năm cuối cùng của Thế chiến, Hoa kỳ đã nhẩy vào để giúp đồng minh tại chiến trường Âu Châu. Ngày đó Thiếu tá Whittlesley chỉ huy một tiểu đoàn xông vào khu rừng Argonne để chạm địch ngay tại chiến tuyến. Vì tiến quá nhanh, nên tiểu đoàn của ông đã vượt qua cả làn ranh của mình và lọt vào vòng vây hãm của địch quân. Trước hỏa lực của địch quá mạnh, tiểu đoàn của Mỹ cố giữ bình tĩnh để không lộ hình tích. Nhưng qua cả 6 ngày, lương thực đã cạn kiệt và đoàn quân đã bị đói khát cùng cực. Trong tình trạng đó, nếu liên lạc được thì máy bay có thể thả lương thực xuống cứu sống, nhưng thiếu ta chỉ huy không muốn cho địch quân biết vị trí của mình, để có thể bị tấn công tiêu diệt. May thay lúc đó tiểu đoàn có mang theo 4 con chim bồ câu để liên lạc, nên mới đầu ông cho thả cả 3 con một lúc với mật thư trong ống nhỏ bằng nhôm, buộc dưới chân chim. Nhưng... cả ba con chim đó đã bay đi và không bao giờ về được tới tổ, vì chúng đã bị bắn ở dọc đường. Còn lại con chim cuối cùng, đó là con Chez Ami.

Trong mật thư họ đã ghi rõ vị trí và tả rõ tình trạng, rồi buộc vào chân chim. Họ tung nó lên với bao nguồn hy vọng. Chez Ami đã bay bốc lên cao. Rồi cao nữa, cho đến lúc vừa tầm độ cao và lấp loáng lẫn với mây trời. Lúc đó chim mới bay thẳng. Cả tiểu đoàn nhìn hướng bay của nó với bao hy vọng, thì kìa, tự nhiên con chim chúi xuống. Nó cứ thẳng mặt đất mà đâm xuống. Nó đã bị trúng đạn và sau này người ta mới biết, nó bị gẫy lìa một chân bên trái, chỉ còn dính với thân mình bằng một lớp da mỏng. Con chim cứ quay cuồng rơi xuống mặt đất chỉ còn 50 bộ, rồi 25 bộ. Mọi người lo sợ đều than van, “Thôi rồi nó đã bị giết và đang rớt xuống”. Nhưng không, con Chez Ami chợt như tỉnh dậy, nó xòe cánh rộng và nghiêng chiếc đuôi, nên nó không đâm thẳng xuống đất, mà xà xà bay bổng lên được, rồi nằm yên trên bãi cỏ rậm rịt. Một phút... Rồi hai phút trôi qua, tự nhiên người ta thấy nó lại đập cánh bay lên. Nó như vô cùng cố gắng, nên đập cánh thật nhanh và bay vút đi với tốc độ khoảng 35 dậm giờ. Dưới đất, súng địch bắn lên nổ chát chúa nhưng may mắn không một viên nào trúng con chim nữa.

Thế là Chez Ami đã trở về được chiếc tổ của nó và tất nhiên đọc xong bức mật thư đó, quân đội đồng minh đã tức tốc đem hết sức mạnh đánh bật địch quân, phá vỡ vòng vây và cứu thoát được tiểu đoàn Mỹ. Con Chez Ami bị bắn gẫy chân và sơ sát chút đỉnh nơi ngực, nhưng người ta đã săn sóc tận tình, nên chỉ vài tuần lễ sau, nó đã khỏe mạnh trở lại. Trong một buổi lễ thân mật và đầy cảm động, Thiếu tướng Pershing đã treo lên cổ nó một mảnh huy chương bằng bạc, để tôn danh nó là con chim “Bồ Câu Anh Hùng”, đã cứu được cả một tiểu đoàn khỏi bị tiêu diệt.
*****************
source
Vien Dong Daily

Friday 8 January 2010

Christmas in Dalat, Christmas in San Francisco



09-1219-02-dalat.jpgAndrew Lam
New America Media

Wild orchids and colored, painted pine cones – these things I remember of Christmas in Vietnam. It was in Dalat, the mountain city with its persistent fog and whispering pine forests, that I first celebrated Christmas. My father had been transferred there after the 1968 Tet offensive, and he brought the entire family with him.
The distant bombing and the tropical heat of Sadec in the Mekong Delta were replaced by Dalat’s cool fresh breezes and romantic lakes. I was 5 years old, a child running free on fallen pine needles and tall green grass in the forest as I searched for wild mushrooms, pine cones and orchids for Christmas decorations. My older brother, sister and I would each carry a wicker basket and eventually fill them with all that nature had to offer. Those days we never bought any Christmas decorations.
We used to sing. And by singing, I mean spontaneously. As children we were not at all self-conscious and sang with gusto and often off key, but always with gusto. In the woods, early in the morning, we sang Christmas carols and chased each other, and sometimes the neighborhood kids would join in. Afterwards, our sweaters and hair would be embedded with pollen and pine needles. Dalat was a sparsely populated town then, and our laughter and singing echoed and resonated in the dew-covered forest.
At home we helped our mother decorate the Christmas tree. Its fresh pine fragrance brought the whole forest inside with us. My mother would roll cotton into shapes of little chicks and angels with wings and place them on the tree. The cones and mushrooms she painted green and red and blue and hung them everywhere in the living room. These ornaments were all the decorations we needed.

When my paternal grandmother came downstairs all dressed up in her ao dai dress, she would take us to mass. She held my hand and led me and my siblings on the dirt road to a local church whose bells rang out in the air. Though I wasn’t a Catholic, I remember feeling a spiritual devotion in that church. Everyone was smartly dressed and smiling. People sang and read their psalms. Afterwards the priest distributed candy for the children. I remember it was early evening, the sun had sunk behind a bank of fog as we walked home, the world was glowing in a lavender hue.
But before going home we would stop by the Hoa Binh market to buy some fruit and baguettes. Children with pink round cheeks held their mothers’ hands, and young adults in their best clothes walked around to show off their attire. The strawberries and plums we would eat on the way home.
At home, the best part of the Christmas dinner was dessert. My mother, a consummate baker, would make the traditional buche de Noel, a chocolate covered cake in the shape of a log with a tiny Santa Clause sitting on top. Then my father would open the champagne and pour each of us a glass. We didn’t receive any gifts as children did in America, but we didn’t need any and never felt the loss.
That was my favorite memory of Christmas in Vietnam. If you think that such a memory is out of place for a country whose image is full of conical-hatted figures working in the rice fields, then you haven’t been to Dalat. Dalat, built by the French as a hill station resort, was for the most part a peaceful town, until near the end of the war. For those of us who had the fortune to live there, the war was often at a distance. Unlike the popular American belief shaped by Hollywood films, Vietnamese did not always live under constant terror and in half-burned villages. Instead, what we had in Dalat was a gentle, small town life that I haven’t found again living here in America.

These days our Christmas is a big celebration in the San Francisco Bay Area. My paternal grandmother is long gone, but the Christmas trees are heavy with trinkets and baubles at my siblings’ households. We vie to show off to one another how well we decorate our homes. Santa on the roof; reindeer on the lawn. Our Christmas dinner is often replete with seafood and my father’s favorite dish, bouillabaisse, and, of course, roasted turkey and wines and champagnes. It is a testament, I suppose, to how well we have fared in the land of plenty.
So many years have passed since the war ended, yet it is not the horrors of war that dwell now in my mind during Christmas time. It’s the transcending peace in a tranquil world that is now lost.
Dalat, too, like the rest of Vietnam, is crowded with people and the trees are fewer and the forests thinned. Even the weather had changed, growing warmer with fewer trees.
Still, I bet there are children running and laughing, as before, among the pine needles and singing brooks on that high plateau I once called home.

Andrew Lam is author of "Perfume Dreams: Reflections on the Vietnamese Diaspora" and the upcoming "East Eats West: Writing in Two Hemispheres" due out in 2010

source

One Viet