Friday 28 January 2011

Đại hội các Giám mục châu Á lần thứ 10 sẽ diễn ra tại Việt Nam


VIỆT NAM -
Bài đăng : Thứ sáu 28 Tháng Giêng 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 28 Tháng Giêng 2011
Đại hội các Giám mục châu Á lần thứ 10 sẽ diễn ra tại Việt Nam
Lần đầu tiên, Liên Hội đồng Giám mục Châu Á họp đại hội ở Việt Nam (Reuters)
Lần đầu tiên, Liên Hội đồng Giám mục Châu Á họp đại hội ở Việt Nam (Reuters)
Trọng Nghĩa

Sau Đại hội lần thứ 9 tại Philippines vào năm 2009, Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) sẽ tổ chức đại hội tiếp theo vào cuối năm 2012 tại Việt Nam. Chính Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã loan báo tin trên ngày 26/01/2011 vừa qua. Đây là lần đầu tiên Liên Hội đồng Giám mục Châu Á họp đại hội ở Việt Nam.

Phát biểu với hãng tin Công giáo Ucanews, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn cho biết là Ủy Ban Trung ương của FABC đã quyết định như trên nhân hội nghị tại Bangkok cách nay hai tuần lễ. Đức Hổng Y và Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Phó Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam đã tham dự hội nghị đó.

Đại hội toàn thể của Liên Hội đồng Giám mục Châu Á được tổ chức bốn năm một lần, lần mới đây là tại Manila năm 2009. Theo Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, Đại hội lần thứ 10 sẽ diễn ra vào tuần lễ thứ ba của tháng 10 năm 2012, tại Trung tâm Mục vụ của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Kể từ khi được thành lập vào năm 1970, đây là lần đầu tiên mà Liên Hội đồng Giám mục Châu Á họp đại hội ở Việt Nam.

Giáo Hội Công giáo Việt Nam hy vọng nhận được danh sách những người tham gia một hoặc hai tháng trước khi khai mạc đại hội để có thời gian làm thủ tục phía chính quyền. Chỉ sau khi được chính phủ Việt Nam bật đèn xanh, thì những người tham gia mới có thể xin visa nhập cảnh. Dẫu sao thì Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn hy vọng rằng sự kiện đó sẽ thúc đẩy tình đoàn kết, tình huynh đệ và hiệp thông giữa các Giáo Hội tại châu Á.

Theo hãng tin Ucanews, FABC là một hiệp hội tự nguyện của các Hội đồng Giám mục nhằm thúc đẩy tình đoàn kết giữa các thành viên của mình, vì lợi ích của Giáo Hội và xã hội ở châu Á. Đại hội toàn thể là cơ quan tối cao của FABC, tất cả các ủy ban và cán bộ có trách nhiệm với nó.

Liên Hội đồng Giám mục Châu Á hiện bao gồm 15 thành viên là Hội đồng Giám mục các nước Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Kazakhstan, Hàn Quốc, Lào-Campuchia, Malaysia-Singapore-Brunei, Myanmar, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. FABC còn có 10 thành viên liên kết là Hồng Kông, Ma Cao, Mông Cổ, Nepal, Kyrgyzstan, Siberia (Nga), Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan và Đông Timor.

source

RFI Vietnamese

Thursday 20 January 2011

Lòng nhân ái của một cô gái Việt trên đất Phi Châu


Lòng nhân ái của một cô gái Việt trên đất Phi Châu
Cập nhật lúc 7:27:45 PM - 17/01/2011
Thanh Phong/Viễn Đông

co-gai-Viet-tren-dat-Phi-3.jpg

Staci Phạm Ngọc Thu – ảnh: Thanh Phong/Viễn Đông.


SANTA ANA - Staci Phạm Ngọc Thu, một cô gái Việt Nam hiện cư ngụ tại thành phố Santa Ana (gần nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm trên đường McFadden), năm nay 27 tuổi, tốt nghiệp Đại Học Cal State Fullerton năm 2006, hiện còn độc thân. Staci Phạm đã tình nguyện qua Zambia, một nước nghèo tại Phi Châu, để giúp những người dân xứ này có cuộc sống tốt hơn. Phạm Ngọc Thu đã phải ăn sâu róm và chuột cùng với gia đình người Zambia mà cô cư ngụ trong nhà họ. Phạm Ngọc Thu là người Việt Nam duy nhất trong phái đoàn 51 người khắp Hoa Kỳ, tình nguyện qua giúp Zambia theo chương trình “Peace Corps” của chính phủ Mỹ. Chiều ngày 14-1-2011, chúng tôi đến gia đình bố mẹ cô để nghe cô Staci Phạm kể về cuộc hành trình từ quận Cam sang Zambia, Phi Châu, với tấm lòng nhân ái của một người con gái Việt Nam.
Trước khi nghe cô Staci Phạm kể chuyện đi Zambia, phóng viên Nhật báo Viễn Đông hỏi: “Động lực nào thúc đẩy cháu đi sang Phi Châu giúp người dân Zambia, và trước khi đi, cháu có tìm hiểu về cuộc sống bên đó như thế nào không?”.

co-gai-Viet-tren-dat-Phi-4.jpg

Gia đình Staci Phạm, từ phải, ông Joseph Phạm Thiện (bố), Staci Phạm, bà Thiện bế cháu ngoại và Phạm Hạnh, chị ruột Staci Phạm – Staci Phạm còn một em gái Phạm Mỹ Trâm vắng mặt lúc chụp ảnh – ảnh: Thanh Phong/Viễn Đông.

Staci Phạm mỉm cười trả lời: “Khi còn học trung học, cháu vẫn thường xuyên đi làm việc thiện nguyện, cháu mang đồ ăn cho người nghèo, đa số là người Mexico. Cháu đến những cô nhi viện, giúp các em mồ côi ăn, đưa chúng đi chơi, kể chuyện cho chúng nghe, cháu thấy những người nghèo rất tội nghiệp và chỉ mong sao có điều kiện giúp họ. Sau khi tốt nghiệp đại học tại Cal State Fullerton tháng 12-2006, cháu xin phép bố mẹ được đi xa để làm việc thiện nguyện. Bố mẹ cháu không những không ngăn cản, còn khuyến khích cháu. Lúc đó cháu được bạn bè giới thiệu website: www.Peacecorps.gov; cháu vào xem và biết đang có chương trình ghi danh đi Zambia, Phi Châu. Cháu liền vào Internet tìm hiểu về nước Zambia, và cháu hết sức xúc động, khi nhìn thấy hình ảnh đói khổ của người dân Zambia mà cháu chưa bao giờ nhìn thấy trong đời. Cháu là người Công giáo, cháu nghĩ Chúa ban cho mình được sống ở đất nước Hoa Kỳ quá đầy đủ về thực phẩm, quần áo như thế này; trong khi ở những nơi như Zambia, họ quá thiếu thốn mọi thứ, họ còn lạc hậu quá, thì tại sao mình không sang giúp họ. Nghĩ vậy, cháu ghi danh và được gọi đi cùng với 51 người khắp Hoa Kỳ; nhưng chỉ có cháu là người Việt Nam duy nhất mà lại là con gái. Sau một thời gian ở bên đó, có 10 người chịu không nổi đã bỏ cuộc xin về”.
Trước khi đáp máy bay đi Zambia, 51 người tình nguyện được lệnh tập trung về Philadelphia để nghe phổ biến về các thủ tục cũng như sinh hoạt và công tác bên Zambia. Sau đó mọi người rời Hoa Kỳ vào ngày 19-2-2008, máy bay bay khoảng 20 hay 30 tiếng mới tới Zambia. Xuống phi trường có nhân viên của Peace Corps ra đón, rồi phân tán đi nhiều vùng khác nhau, mỗi vùng một số người.

co-gai-Viet-tren-dat-Phi-2.jpg

Hai người Zambia sắp làm thịt chuột – ảnh: Staci Phạm cung cấp.


* “Nhập gia tùy tục”

Staci Phạm được đưa đến gia đình một người Zambia, mà cô tạm gọi là “bố mẹ nuôi”. Ở đây, cô đi học tiếng Zambia, mỗi ngày học 4 tiếng, sau đó học tiếp 4 tiếng về bệnh lao, bệnh HIV và một số bệnh khác để biết cách phổ biến, dạy lại cho người Zambia sống ở vùng hẻo lánh.
Gia đình bố mẹ nuôi giúp giặt quần áo và nấu ăn cho cô, nhưng Staci Phạm nói, thức ăn chính của người dân Zambia là cháo bắp, họ ăn hàng ngày như người Việt ăn cơm mà không ngán. Ở đây có hai mùa, họ ăn hai loại khác nhau, là sâu róm (tháng 10, 11) và nấm để có protein. Staci Phạm cho chúng tôi xem hình một con sâu róm chụp trước khi cô ăn. Cô nói: “Mới đầu cháu nhìn con sâu này cũng sợ lắm, lúc đầu nó còn nhỏ, nó ăn mấy lá cây mới ra và nó lớn mau như thổi, to bằng ngón tay. Ở đây không có bán bất cứ thứ thịt gì, nên người dân Zambia bắt sâu về, họ hơ trên lửa cho cháy hết lông, sau đó chiên dòn và ăn. Cháu đã phải ăn khoảng 10 con sâu như thế, vì nếu không ăn, trong người không có protein là dễ đổ bệnh. Ăn rồi thấy cũng ‘được’! Sau đó có màn ăn chuột, cũng để có protein. Họ bắt chuột về, đập chết sau đó nướng trên lửa cho cháy hết lông, rồi chiên lên xé ra ăn ngon lành, cháu cũng ăn”. Staci nói: “Cái gì họ cũng chiên”.
Người dân Zambia nhìn Staci Phạm đều nghĩ cô là người Hoa hay người châu Á, hoàn toàn không biết, không nghe nói đến hai chữ Việt Nam bao giờ. Cô phải mang theo tấm bản đồ, mở ra và chỉ nước Việt Nam cho họ thấy rằng, cô là người Việt, để họ biết không chỉ có người Hoa, mà còn có người Việt Nam, cũng đầy lòng nhân ái. Staci Phạm vừa cười vừa kể: “Bên Zambia họ cứ nghĩ ở Mỹ là thiên đàng, sung sướng lắm, không có ai bị bệnh, nhất là bệnh HIV, không có ai hút cần sa, ma túy. Họ đâu biết rằng, người dân Mỹ cũng có quá nhiều cái lo, lo trả bill, lo tiền nhà và đủ thứ”. Cô nói cho họ biết và họ có vẻ ngạc nhiên, không tin.

Stacy0626.jpg

Staci Phạm công tác tại Zambia – ảnh: Staci Phạm cung cấp.


* Sống với người dân
Sau khi học 9 tuần, cơ quan Peace Corps đến trắc nghiệm, nếu không đậu thì phải học tiếp. Staci Phạm nói: “Cháu may mắn đậu”. Sau đó họ chuyển cô về miền bắc Zambia. Cơ quan Peace Corps cho cô ở một cái nhà riêng một mình, có cái nhà vệ sinh làm phía sau gần giống như ở đồng quê Việt Nam, nhà nhỏ và mưa là dột, phòng tắm thì sơ sài và không có vòi sen như ở Mỹ, nước phải đi lấy từ xa, nên cô gọi một em bé Zambia 14 tuổi, không được đến trường vì gia đình quá nghèo đến và bảo: “Nếu em giúp lấy nước về cho tôi, giúp tôi vài việc vặt, tôi cho tiền em đi học”. Nghe vậy em đó mừng lắm. Mỗi ba tháng, Staci Phạm cho em 50 Mỹ kim. Cô nói với chúng tôi: “50 Mỹ kim bên đó lớn lắm, vì cháu mua cà chua, tính ra chỉ có 2 cent một pound, nên 50 Mỹ kim giúp em đó không những được đi học mà còn dư tiền mua quần áo, sách vở nữa”.
Chúng tôi hỏi: “Cô lấy tiền túi ra cho hay sao?”. Staci Phạm trả lời: “Đi Phi Châu, mỗi tháng chính phủ Mỹ tài trợ 200 Mỹ kim một người. Ở đây không có cái gì để mua, muốn mua gạo và thực phẩm phải đi mất 3 tiếng lái xe, nên cháu chỉ ăn rau với bắp giống người dân Zambia”. Cô cười và nói tiếp: “Và lâu lâu ăn sâu róm, ăn chuột nữa nên dư tiền. Cháu lấy tiền đó trả cho em 14 tuổi giúp mình, và thỉnh thoảng mua kẹo cho các em nhỏ, chúng nó thích lắm”.
Công việc của Staci Phạm là hàng ngày dạy cho khoảng 20 người dân Zambia, cả người lớn lẫn trẻ em về bệnh AIDS, bệnh lao và hướng dẫn họ giữ gìn vệ sinh. Tổng số người được Staci Phạm dạy là 123 người. Cô nói, ở bên đó họ mắc bệnh AIDS và chết nhiều lắm, hầu như không tuần nào cô không đi dự đám ma, vì họ không biết cách ngừa bệnh.
Thiếu nữ Zambia 14, 15 tuổi đã lấy chồng, sinh con, nên khi họ hỏi Staci bao nhiêu tuổi, cô nói số tuổi ra, và họ ngạc nhiên hỏi, tại sao chưa lấy chồng? Họ muốn cô lấy chồng người Zambia, họ sẽ lo liệu hết cho, nhưng Staci Phạm tìm cách từ chối, vì còn phải đi giúp nhiều nơi khác.
Khi chúng tôi hỏi: “Suốt thời gian ở Zambia, điều gì làm cháu buồn nhất?”. Cô trả lời: “Cháu thấy người ta chết nhiều nhất, mỗi lần có người chết, đàn bà họ gào lên thật lớn, khóc la thê thảm. Khi có người chết, những người đàn ông trong làng ra dùng tay không đào cái lỗ, rồi bỏ hòm người chết xuống lấp đất lại. Hòm cũng thô sơ lắm, cháu chứng kiến quá nhiều người chết, nên cháu buồn!”.
Chúng tôi hỏi: “Thế chuyện gì làm cháu vui nhất?”. Staci Phạm lại mỉm cười đáp: “Cháu thấy cả người lớn lẫn trẻ con đều vô tư, tuy rất nghèo khổ mà chẳng thấy họ biểu lộ sự buồn khổ hay lo lắng gì cả; nhất là các em nhỏ, lúc nào cũng vô tư. Người lớn thì ai cũng nghĩ Mỹ là thiên đàng trên địa cầu, ở đó chẳng phải lo bệnh tật gì, được ăn thịt, được ở nhà đẹp, tha hồ tắm có vòi nước xịt, không cần phải đi lấy nước từ xa, nên họ cứ mong cháu lấy họ để họ được đi Mỹ. Cháu cứ nghĩ tới mấy cái đó là thấy thật là vui”.
Thấm thoắt, thời gian công tác hai năm ở đất nước Zambia nghèo khổ cũng chấm dứt. Ngày 13-4-2010, Staci Phạm trở về Hoa Kỳ, trước sự lưu luyến chia tay của rất đông người dân Zambia. Trước ngày chia tay, nhiều người Zambia vẫn muốn cô ở lại, lấy chồng và lập nghiệp tại xứ sở này, nhưng…

co-gai-Viet-tren-dat-Phi-Ch.jpg

Con sâu róm trước khi Staci Phạm ăn thịt – ảnh: Staci Phạm cung cấp.

* Đường còn dài...
Staci Phạm tâm sự với chúng tôi: “Cháu thấy cháu còn trẻ, cháu chưa nghĩ tới việc lập gia đình. Cháu sẽ đi tiếp, chắc chắn như vậy, nhưng lần này không phải Phi Châu, mà có thể đi Campuchia, Thái Lan, hay cũng có thể Việt Nam; vì càng đi, cháu càng thấy mình được Thiên Chúa ban cho quá sung sướng, trong khi người ta chịu cảnh quá nghèo khổ và lạc hậu, thiếu thốn đủ thứ, nhất là thực phẩm và thuốc men. Cháu thấy tội nghiệp họ quá, nên cháu xin phép bố mẹ đi tiếp. Cháu không sợ cực khổ, ăn gì cũng được, miễn là giúp người nghèo khổ là cháu vui”. Cô cho biết, mỗi năm cơ quan Peace Corps tổ chức hai đợt, “vì vậy bạn nào muốn đi như cháu, xin vào trang nhà www.Peacecorps.gov để biết mà ghi danh”.
Phóng viên nhật báo Viễn Đông chúng tôi chia tay với Staci Phạm và gia đình cô, chúng tôi nghĩ rất nhiều người Việt Nam mình có lòng từ tâm, đi làm việc thiện nguyện khắp nơi, giúp tiền bạc, thực phẩm cho người vô gia cư; nhưng có lẽ ít ai làm được như Staci Phạm Ngọc Thu, một người con gái Việt, đang sống hạnh phúc bên bố mẹ, chị, em, lại tình nguyện đi sang Phi Châu, sống cuộc sống cực khổ, thiếu thốn, ăn sâu róm, ăn thịt chuột cả mấy năm trời để giúp những người nghèo khổ. Staci Phạm đã làm cho người dân Zambia, Phi Châu, biết đến dân tộc Việt Nam, và cộng đồng Việt Nam hải ngoại, tuy nhỏ bé nhưng không thiếu lòng từ tâm đối với những người bất hạnh.

© ViễnĐôngDailynews
source
Vien Dong Dailly

Saturday 15 January 2011

Tổng Giám mục Leopoldo Girelli - đại diện không lưu trú của Toà thánh La Mã ở Việt Nam


Cập nhật: 03:04 GMT - thứ sáu, 14 tháng 1, 2011

Vatican bổ nhiệm đại diện ở Việt Nam

Leopoldo Girelli

Tổng Giám mục Leopoldo Girelli cũng là Khâm sứ ở Indonesia

Đức Giáo hoàng Benedict XVI vừa chính thức chỉ định Tổng Giám mục Leopoldo Girelli làm đại diện cho Toà thánh Vatican tại Việt Nam.

Vị Tổng Giám mục không lưu trú mà sẽ chỉ thường xuyên đến Việt Nam, theo tin của các nguồn Công giáo.

Ngài cũng là Khâm sứ của Giáo hoàng tại Singapore và đại diện cho Toà Thánh trong quan hệ với Malaysia và cả Brunei, hai nước không có quan hệ ngoại giao với Vatican.

Các bản tin cho hay trong quyết định công bố hôm 13/1, Vatican nói TGM Girelli cũng đã làm Khâm sứ của Toà thánh ở Indonesia.

Chức danh của Ngài trong quan hệ với Việt Nam là "đại diện không lưu trú của Toà thánh La Mã" và hiển nhiên là thấp hơn chức danh Khâm sứ, tức Đại sứ của Vatican ở Singapore.

Đây không phải là lần đầu tiên Vatican hay một quốc gia chỉ định một vị đại sứ kiêm nhiệm vai trò đại diện của mình trong quan hệ với một loạt quốc gia.

Tuy nhiên, với Việt Nam, việc bổ nhiệm này dù sao cũng được một số báo Công giáo trên thế giới coi là bước tiến triển trong quan hệ hai bên mà họ cho là bị gián đoạn từ 1975.

Còn riêng trong quan hệ với Bắc Việt Nam, vị khâm sứ cuối cùng của Toà thánh phải rời Hà Nội sau khi những người (...) làm chủ miền Bắc trong thập niên 1950.

Cải thiện quan hệ

Việc tranh chấp toà Khâm sứ, địa chỉ cuối cùng của đại sứ Toà thánh tại Hà Nội, giữa khối Công giáo và chính quyền thành phố là một trong những lý do khiến quan hệ hai bên xấu đi từ cuối 2007.

Nhưng gần đây, với việc Tổng Giám mục Hà Nội Joseph Ngô Quang Kiệt phải ra đi, hai bên đã dần bồi đắp lại quan hệ.

Đại lễ Năm Thánh của Giáo hội Công giáo Việt Nam vừa kết thúc tuần đầu tháng 1/2011 tại La Vang, với sự tham gia của Đức Hồng y Ivan Dias, đặc sứ của Đức Giáo hoàng.

Tuy vậy, giới quan sát tin rằng cũng phải mất thời gian hai bên mới tiến tới bình thường hóa hoàn toàn quan hệ ngoại giao.

Dù có chừng 7-8 triệu giáo dân, đông thứ nhì châu Á, chỉ sau Philippines, Việt Nam vẫn như Trung Quốc, chưa lập quan hệ ngoại giao với Vatican.

Sinh năm 1953, vị Tổng Giám mục người Ý gia nhập ngành ngoại giao của Vatican năm 1987.

Trước khi nhận chức vụ tại Indonesia, Ngài đã phục vụ ở Cameroon, New Zealand và Hoa Kỳ, và cũng có thời gian làm việc ngay tại Toà thánh ở Roma.

source

BBC Vietnamese

Saturday 8 January 2011

Đại lễ La Vang


Cập nhật: 14:59 GMT - thứ năm, 6 tháng 1, 2011

Đại lễ La Vang

source

BBC Vietnamese