Friday 26 February 2010

Người trẻ hải ngoại với những hành trình y tế giúp người nghèo tại VN


Việt Nam Cập nhật Thứ Sáu, 26 tháng 2 2010


Project Vietnam hằng năm tổ chức những chuyến đi nhân đạo về Việt Nam để khám chữa bệnh, phẫu thuật, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo.

Project Vietnam
Hình: Project Vietnam

Các tình nguyện viên trẻ của Project Vietnam


Chương trình này đến với các bạn khi tiết xuân vẫn còn vương vấn. Mùa xuân là mùa để tôn vinh cái đẹp, vẻ đẹp của muôn hoa giao hoà với đất trời và con người. Và câu chuyện hôm nay của chúng ta sẽ được dành để nói về những nét đẹp tâm hồn, những tấm lòng nhân ái của thế hệ trẻ gốc Việt tại Mỹ đã vượt ngàn dặm đường lặn lội tìm tới những vùng quê xa xôi hẻo lánh tại Việt Nam để chăm sóc sức khoẻ cho những người bất hạnh. Đó là các tình nguyện viên trẻ tuổi rất tích cực trong các hoạt động của Project Vietnam, một tổ chức bất vụ lợi có trụ sở tại bang California, Hoa Kỳ.

Được thành lập từ năm 1996, Project Vietnam hằng năm đều đặn tổ chức những chuyến đi nhân đạo về Việt Nam để khám chữa bệnh, phẫu thuật, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo, hướng dẫn, huấn luyện, cũng như cung cấp thiết bị y tế và hỗ trợ kỹ thuật cho các y bác sĩ trong nước. Mỗi năm Project Vietnam tổ chức hai chuyến công tác y tế thiện nguyện về Việt Nam vào cuối tháng 2 và tháng 10. Kể từ năm 2007, tổ chức này tăng cường thêm chuyến đi vào đầu tháng 7 gọi là trại hè, dành cho các bạn trẻ đang còn bận đi học không tham gia hai chuyến đi đầu năm và cuối năm thì có thể tranh thủ kỳ nghỉ hè để cùng Project Vietnam về nước thực hiện sứ mạng nhân đạo.

Trong số các tình nguyện viên của Project Vietnam có rất đông người trẻ gốc Việt sinh trưởng tại Mỹ, thuộc hay không thuộc ngành y.

Project Vietnam
Project Vietnam
Nữ bác sĩ trẻ

Chị Võ Thị Yến Phượng, cư ngụ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas, đã tham gia các chuyến đi y tế nhân đạo của Project Vietnam gần 4 năm nay, dù là một người ngoài ngành y. Chị cho biết trong các chuyến đi này, chị cùng nhiều tình nguyện viên khác hỗ trợ cho các y bác sĩ rất nhiều việc, từ khâu sắp xếp, tổ chức, phát thẻ khám bệnh, phân phối thuốc, đến làm thông ngôn cho bệnh nhân, vì trong đoàn có những bác sĩ người nước ngoài, hoặc những bác sĩ trẻ gốc Việt nhưng do sinh trửơng tại Mỹ nên không rành tiếng Việt. Chị Phượng nói rằng mỗi chuyến đi của Project Vietnam kéo dài từ 1 đến 2 tuần, nhưng lịch làm việc thì vô cùng bận bịu. Vì phải thu xếp ghé qua rất nhiều nơi, nên mỗi địa điểm, đoàn chỉ dừng chân được một hai ngày.

Chị Phượng kể lại:

“Trong hai lần mình đã tham gia, mình đi phía Bắc nhiều, như Nghệ Tĩnh, Nghệ An..v..v, những nơi xa thành phố. Đoàn đến khám chữa bệnh, phẫu thuật cho ngừơi nghèo tại các nhà thương, rồi đi thăm các côi nhi viện, các làng nghèo để khám bệnh cho ngừơi lớn và trẻ em. Sau này, các anh chị đi về phía miền Tây của Việt Nam.”

Còn chị Nguyễn Thị Mai, ở New York, gắn bó với Project Vietnam từ năm 2004 tới nay, thì cho biết:

“Mình thì đi ra Vinh, Huế, Rạch Giá, Hà Tiên. Mỗi chuyến đi rất nhiều nơi. Phái đoàn cố gắng đến đựơc càng nhiều nơi càng tốt. Mình có theo nhóm bác sĩ ra Vinh để huấn luyện cho các bác sĩ khác.”

Project Vietnam
Project Vietnam
Bệnh nhân và thân nhân đang đợi được khám bệnh, lãnh thuốc, lãnh quà

Chị Đỗ Nguyễn Phương Khanh, cư dân của tiểu bang Texas, đến với các hoạt động của Project Vietnam từ tháng 11/2008, cho hay đoàn công tác của Project Vietnam thường được chia làm nhiều nhóm, lo các nhiệm vụ chính như giải phẫu, khám chữa bệnh, huấn luyện y bác sĩ, cứu trợ thiên tai, hay xây sửa trường học..v..v..

Chị Khanh chia sẻ cảm nghĩ về các chuyến đi này:

“Thật sự mỗi chuyến đi đều có cảm nhận khác nhau. Những em bé và các cụ già rất đáng thương. Thay vì số tiền mình về Việt Nam đi du lịch, thì đi như thế này cũng là du lịch, nhưng là một chuyến du lịch rất hữu ích, mình đi được vô tận lòng dân, giúp đỡ những người nghèo, đến những nơi mà mình không bao giờ nghĩ là sẽ có cơ hội đến như vậy.”

Còn chị Yến Phượng nói rằng tham gia các chuyến công tác nhân đạo của Project Vietnam mang lại cho chị rất nhiều niềm vui:

“Khi đi như vậy không chỉ vui là vì tình đồng hương về giúp đồng bào Việt Nam, mà mình còn được về thăm xứ sở của mình, và còn tìm được những người bạn đồng chí hướng với mình. Những chuyến đi này mang lại rất nhiều niềm vui và ngạc nhiên cho nhiều người.”

Nhắc lại những dấu ấn khó quên trong các chuyến công tác với Project Vietnam, chị Mai thuật lại:

“Tụi em phải có mặt ở đó là 8 giờ, khi mình tới, họ đã ngồi đợi sẵn rất đông. Có trường hợp vì quá đông, tụi em phải chia số người ra và đóng cổng vào. Có nhiều người phải trèo lên cổng, đi ngõ trước, ngõ sau, thấy rất thương tâm.”

Project Vietnam
Project Vietnam
Tương lai của đất nước

Vẫn nói về những vui buồn trong các chuyến đi thiện nguyện này, tình nguyện viên Phương Khanh cho biết chị cảm thấy tiếc rằng không phải bệnh nhân nghèo nào cũng được tạo điều kiện để được tiếp cận với sự chăm sóc y tế nhân đạo của Project Vietnam:

“Có một cái trăn trở, nhiều khi mình cảm thấy hơi bực vì mình biết là có một số dân nghèo không được mình khám. Dĩ nhiên mình hiểu đoàn về khám được cho 2/3 dân nghèo là cũng mừng lắm rồi. Còn 1/3 còn lại phải bắt buộc khám cho 'người của họ', không thuộc vào diện dân nghèo mà mình muốn khám, vì mỗi lần phát phiếu khám bệnh thì mình phải qua (...) thị xã mới tiếp cận được với dân.”

Dược sĩ Lý Bá Anh đang hành nghề tại Nam California, tham gia với Project Vietnam được 2 năm nay, hy vọng ngày sẽ càng có nhiều ngừơi trẻ góp sức với các hoạt động của Project Vietnam, vì những ý nghĩa to lớn mà nó mang lại không những cho những người được giúp đỡ, mà còn cho chính những người biết san sẻ, cảm thông với những hoàn cảnh kém may mắn hơn mình. Dược sĩ Anh nói:

“Các bạn có thời gian nên trở về Việt Nam để giúp đỡ ngừơi nghèo. Vì một chút thời gian của mình mà giúp được nhiều người nên rất vui trong lòng. Ở Việt Nam mình nhiều người nghèo, không có cơ hội đựơc khám bệnh và được phát thuốc, mình giúp người ta thấy người ta vui thì mình cũng vui lây. Đúng là cực nhưng rất vui.”

Tham gia những sứ mạng y tế nhân đạo của Project Vietnam, các bạn trẻ không nhất thiết phải cần có những kiến thức chuyên môn trong ngành y, mà chỉ cần có một trái tim nhân ái, một tấm lòng thiện nguyện, và một tinh thần phục vụ xã hội. Chỉ bấy nhiêu thôi là bạn đã đóng góp một phần không nhỏ, giúp thay đổi số phận của rất nhiều người. Đó cũng là thông điệp mà các thành viên của Project Vietnam nhắn gửi Tạp chí Thanh Niên chuyển đến các bạn nghe đài hôm nay.

Đã tới lúc Tạp chí Thanh Niên phải nói lời chia tay với các bạn rồi. Hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong một chủ đề mới, vào giờ này, tối thứ ba tuần sau. Trà Mi mong các bạn trẻ không quên điểm hẹn này trên làn sóng của đài VOA, các bạn nhé.

source

VOA Vietnamese

Thursday 25 February 2010

Tình bạn


Trịnh Hội Blog


Never ending friendship

Cách đây độ vài năm trong một lần đến San Jose ở miền Bắc California để làm MC trong một chương trình văn nghệ tôi đã gặp một cặp vợ chồng trạc tuổi ba mẹ tôi. Họ đến tìm tôi để hỏi thăm xem có phải tôi là…con của ba mẹ tôi không!

Sau khi hỏi thăm tên họ của ba mẹ tôi thì thật đúng là thế. Thì ra người vợ là bạn thân của mẹ tôi từ trước năm 75 nhà ở gần nhà tôi ở Ngã Năm Bình Hòa, Gia Định. Sau này vì gia đình tôi bị buộc phải đi (...) sau khi ba tôi được (...) nên họ đã mất liên lạc. Mãi cho đến khi gặp được tôi hai người bạn thân của ngày nào mới có dịp liên lạc lại với nhau.

Nhưng lúc ấy thành thật mà nói trong đầu tôi không suy nghĩ nhiều về vấn đề này. Tôi không biết rõ về người bạn của mẹ tôi. Cũng chẳng có thời gian để tìm hiểu tình bạn của họ sâu đậm đến độ nào.

Mãi cho đến sau này khi tôi có dịp về Úc thăm gia đình, lúc ấy tôi mới nghe mẹ tôi kể về quãng thời gian đã qua, nhất là vào những năm 75, 76, 77 khi cả Sài Gòn gặp (...). Lúc ấy ba tôi đang ngồi tù trong khi bên ngoài mẹ tôi phải một mình nuôi cả bốn đứa con dưới 7 tuổi với số tiền lương của một cô giáo tiểu học.

Bởi thế mỗi lần đi thăm nuôi ba tôi là mỗi lần thiếu thốn. Đồ đạc trong nhà dần dần cứ thế mà bay. Nhìn đi, ngoảnh lại chỉ biết thở dài.

Ngoại trừ những khi gặp lại người bạn thân của mẹ tôi. Cả thành phố đang (...) từng ấy nhưng cứ nghe mẹ tôi nói phải đi thăm ba tôi là người bạn lại dúi vào tay mẹ một tí tiền. Mẹ ngại không nhận nhưng người bạn cứ bắt phải cầm lấy. Để có tiền nuôi chồng, nuôi con.

Có thể cũng vì lý do này mà mỗi khi mẹ tôi nhắc lại câu chuyện xưa là bà lại rơm rớm nước mắt. Bà bảo lúc khó khăn mình mới thật sự biết ai là bạn mình, ai là người có tấm lòng vị tha, nhân ái. Hôm liên lạc được với nhau trên điện thoại sau gần 30 năm chia cách mẹ tôi bảo cả hai chỉ biết ôm điện thoại khóc.

Cũng như trong tuần vừa qua sau 33 năm vật đổi sao dời hai người bạn thân thiết của ngày nào đã gặp lại nhau trên đất Mỹ. Và họ cũng đã ôm nhau khóc như thể chưa từng được khóc.

Như câu nói tiếng Anh thường nghe: chúng ta không chọn được gia đình nhưng luôn có thể chọn được bằng hữu. Tôi vui cho mẹ tôi khi thấy cuối cùng bà cũng đã gặp lại được người bạn tốt của năm xưa.

Và một lần nữa cũng cảm nhận được rằng trong đời chúng ta phải trải qua khó khăn mới biết ai chân, ai thật.

source

VOV Vietnamese

Tuesday 23 February 2010

Van T. Barfoot


********************************************************************

Thanks to Dan Thompson for sending in this story. BB

Van T. Barfoot

Head east from Carthage on Mississippi 16 going north and after a few miles a sign says you’re in Edinburg.

It’s a good thing the sign’s there, because there’s no other way to tell what town your in.

Twenty-five years later, on May 23, 1944, near Carano, Italy, Van T. Barfoot, who had enlisted in the Army in 1940, set out to flank German machine gun positions from which fire was coming down on his fellow soldiers. He advanced through a minefield, took out three enemy machine gun positions and returned with 17 prisoners of war.

If that wasn’t enough for a day’s work, he later took on and destroyed three German tanks sent to retake the machine gun positions.

That probably didn’t make much news either, given the scope of the war, but it did earn Van T. Barfoot,

who retired as a colonel after also serving in Korea and Vietnam, a Congressional Medal of Honor.

What did make news last week was a neighborhood association’s quibble with how the 90-year-old veteran chose to fly the American flag outside his suburban Virginia home. Seems the rules said a flag could be flown on a house-mounted bracket, but, for decorum, items such as Barfoot’s 21-foot flagpole were unsuitable.

He had been denied a permit for the pole, erected it anyway and was facing court action if he didn’t take it down. Since the story made national TV, the neighborhood association has rethought its position and agreed to indulge this old hero who dwells among them.

“In the time I have left I plan to continue to fly the American flag without interference,” Barfoot told The Associated Press.

As well he should.

And if any of his neighbors still takes a notion to contest him, they might want to read his Medal of Honor citation.

It indicates he’s not real good at backing down.

Van T. Barfoot’s Medal of Honor citation:

This 1944 Medal of Honor citation, listed with the National Medal of Honor Society, is for Second Lieutenant Van T. Barfoot, 157th Infantry, 45th Infantry:

“For conspicuous gallantry and intrepidity at the risk of life above and beyond the call of duty on 23 May 1944, near Carano, Italy. With his platoon heavily engaged during an assault against forces well entrenched on commanding ground, 2d Lt. Barfoot moved off alone upon the enemy left flank. He crawled to the proximity of 1 machinegun nest and made a direct hit on it with a hand grenade, killing 2 and wounding 3 Germans. He continued along the German defense line to another machinegun emplacement, and with his tommygun killed 2 and captured 3 soldiers. Members of another enemy machinegun crew then abandoned their position and gave themselves up to Sgt. Barfoot. Leaving the prisoners for his support squad to pick up, he proceeded to mop up positions in the immediate area, capturing more prisoners and bringing his total count to 17. Later that day, after he had reorganized his men and consolidated the newly captured ground, the enemy launched a fierce armored counterattack directly at his platoon positions. Securing a bazooka, Sgt. Barfoot took up an exposed position directly in front of 3 advancing Mark VI tanks. >From a distance of 75 yards his first shot destroyed the track of the leading tank, effectively disabling it, while the other 2 changed direction toward the flank. As the crew of the disabled tank dismounted, Sgt. Barfoot killed 3 of them with his tommygun. He continued onward into enemy terrain and destroyed a recently abandoned German fieldpiece with a demolition charge placed in the breech. While returning to his platoon position, Sgt. Barfoot, though greatly fatigued by his Herculean efforts, assisted 2 of his seriously wounded men 1,700 yards to a position of safety. Sgt. Barfoot’s extraordinary heroism, demonstration of magnificent valor, and aggressive determination in the face of point blank fire are a perpetual inspiration to his fellow soldiers.”

WE LIVE IN THE LAND OF THE FREE, ONLY BECAUSE OF THE BRAVE!

IN GOD WE TRUST

********************************************************************

source

http://www.quarterhorsecav.org/WEEK4.htm

WELCOME TO OLE' BILL'S WEEKLY NEWSLETTER

February 2010 - Week 4

Wednesday 10 February 2010

TRUE LOVE IN NATURE


We all know John Conley loves critters. This one is a must see! BB

TRUE LOVE IN NATURE

Swallows:

Here his mate is injured and the condition is fatal.

She was hit by a car as she swooped low across the road.

Here he brought her food and attended to her with love and compassion.

He brought her food again but was shocked to find her dead.

He tried to move her ... A rarely-seen effort for swallows!

Aware that she is dead and will never come back to him again, he cries.

Finally aware she would never return to him, he stood beside her body with sadness and sorrow..

Millions of people cried after seeing these photos in America and Europe and even India. The photographer sold these pictures for a nominal fee to the most famous newspaper in France

All copies of that edition were sold out on the day these pictures were published. And many people think animals don't think or have feelings.

You have just witnessed Love and Sorrow ... felt by God's creatures.

**************************************************************

Fred Currier and folks who live in the middle part of the USA have had their share of winter this year! BB

I'm glad that we have some modern conveniences. Shucks, I even wear shoes when I go to town.

Just think if you had to grab the Sears Catalog and run to the little house out back.

It is 20 degrees here today with a NE wind of 16 for a wind chill of 6.

Only 4 inches of snow last night. It could have been worse.

Fred

**************************************************************

source

http://www.quarterhorsecav.org/WEEK2.htm

WELCOME TO OLE' BILL'S WEEKLY NEWSLETTER

January 2010 - Week 2

Wednesday 3 February 2010

Lễ tấn phong tân giám mục phó giáo phận Quy Nhơn


Lễ tấn phong tân giám mục phó giáo phận Quy Nhơn: “Tình yêu Đức Kitô thúc bách chúng tôi”

Lễ tấn phong tân giám mục phó giáo phận Quy Nhơn: “Tình yêu Đức Kitô thúc bách chúng tôi”


WHĐ (4.02.2010) – Lễ tấn phong tân giám mục phó giáo phận Quy Nhơn, Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi, vừa được cử hành lúc 6g sáng nay, 4-02-2010, tại Nhà thờ chính tòa Quy Nhơn (122, đường Trần Hưng Đạo, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).

Thánh lễ tấn phong được cử hành lúc bình minh, nên ngay khi trời còn tối, đông đảo bà con giáo dân từ các giáo hạt trong giáo phận trải khắp ba tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, tuôn về nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Hồn Xác lên trời (dân gian thường gọi Nhà thờ Nhọn, với ngọn tháp nổi tiếng khắp vùng Quy Nhơn, Bình Định), hiệp dâng thánh lễ tấn phong.

Lễ tấn phong của Đức cha Matthêô có sự tham dự của 25 giám mục đến từ ba giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Tp.HCM và một viện phụ (Đan viện Thiên An), cùng hiện diện bên Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn, giám mục chính giáo phận Quy Nhơn, trong ngày vui mừng giáo phận Quy Nhơn của ngài diễn ra lễ tấn phong, cũng là lễ khai mạc sứ vụ của Đức tân giám mục phó.


Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, giám mục giáo phận Đà Lạt, Chủ tịch Hội đồng Giám mục VN chủ tế thánh lễ và là giám mục chủ phong.

Một hình ảnh cảm động trong Thánh lễ tấn phong: cả hai vị phụ phong đều là bạn cùng lớp với Đức tân giám mục tại Giáo hoàng Học viện Piô X Đà Lạt từ 1970 đến 1977: Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, giám mục giáo phận Thanh Hóa, phó Chủ tịch HĐGMVN và Đức cha Giuse Nguyễn Năng, giám mục giáo phận Phát Diệm.

Đồng tế trong Thánh lễ tấn phong có 320 linh mục trong và ngoài giáo phận Quy Nhơn.

Tham dự thánh lễ có gần 300 chủng sinh, tu sĩ nam nữ và 5000 giáo dân giáo phận Quy Nhơn và các giáo phận khác.

Mở đầu Thánh lễ, Đức cha chủ phong mời gọi cộng đoàn:

“Trong lễ nghi tấn phong, vị tiến chức Giám mục được nhận lãnh tràn đầy Chúa Thánh Thần như các Tông Đồ trong ngày lễ Hiện Xuống, để ngài trở nên người kế vị các Tông Đồ và được đặt làm Chủ chăn trong Giáo Hội, làm thầy dạy đức tin, làm tư tế tối cao và thừa tác viên lãnh đạo dân Chúa.

Từ một tháng nay, anh chị em đã cầu nguyện cho vị giám mục thứ 21 của quý Giáo phận hôm nay được tấn phong.

Trong niềm vui tạ ơn Chúa, và nhờ lời chuyển cầu của Thánh Giám mục Cuénot (Giám mục tiên khởi giáo phận Đông Đàng Trong, từ lúc tách khỏi giáo phận Đàng Trong vào năm 1844 đến khi chịu tử vì đạo năm 1861. Giáo phận Đông Đàng Trong là tiền thân của giáo phận Quy Nhơn ngày nay – PV) và Chân phước Anrê Phú Yên, chúng ta sốt sắng dâng lời cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam đang hân hoan cử hành Năm Thánh 2010 và cách riêng cho Đức Tân giám mục”.

Trong bài giảng Thánh lễ, Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục giáo phận Bắc Ninh, đã chia sẻ với cộng đoàn phụng vụ ý nghĩa của Lời Chúa trong Thánh lễ tấn phong.

Đức cha Cosma kết hợp ý nghĩa của Lời Chúa và nội dung khẩu hiệu giám mục của Đức tân Giám mục “Tình Yêu Đức Kitô thúc bách chúng tôi” (2Cr 5,14):

“Các bài Sách Thánh hôm nay tập trung vào Chúa Giêsu. Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu tự giới thiệu là Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống cho đoàn chiên. Trong thư thứ hai gửi tín hữa Côrintô, thánh Phaolô cho biết toàn bộ đời sống và hoạt động có động cơ là Tình Yêu Đức Kitô. Tất cả những điều ấy là nội dung cốt yếu của toàn bộ Tin Mừng, là trọng tâm của Hội Thánh cũng như của từng tín hữu, và Đức Tân Giám Mục Matthêô muốn nhận là của chính mình cũng như của sứ vụ giám mục của mình”.

Vị giám mục đến từ Bắc Ninh chia sẻ về sứ vụ mục tử sẽ được Đức tân Giám mục thực thi trên mảnh đất ghi đầy dấu ấn lịch sử hàng mấy trăm năm:

“Chính giáo phận này đã cống hiến cho Giáo Hội Việt Nam vị tử đạo tiên khởi là chân phước Anrê Phú Yên. Hai vị thánh đã viết nên những trang sử đẹp nhất của giáo phận là thánh Stêphanô Cuénot Thể và thánh Anrê Kim Thông. Điều gì đã thúc bách một thanh niên 19 tuổi như chân phước Anrê Phú Yên hiến thân phục vụ Hội Thánh? Điều gì đã thúc bách một nhà truyền giáo là thánh giám mục Stêphanô Cuénot Thể Pháp đến Việt Nam giữa muôn vàn khó khăn để rồi cuối cung bị giam cầm và kết án? Điều gì đã thúc bách một giáo dân là thánh Anrê Kim Thông dám hy sinh mọi sự vì công cuộc truyền bá Tin Mừng? Tất cả chỉ có thể hiểu được vì các ngài được tình yêu Đức Kitô thúc bách”.

Đức cha Cosma kết luận: “Đức cha Matthêô cũng xác tín và quyết tâm như vậy”.

Nêu cao Quy Nhơn là mảnh đất của tinh thần truyền giáo xưa và nay, Đức cha Cosma kêu gọi mọi người tiến bước từ sự thúc bách của Tình yêu Đức Kitô: “Cánh đồng truyền giáo Qui Nhơn đã được tưới bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu của bao giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân. Giáo Phận Đàng Trong được thiết lập cách nay 350 năm hiện giờ đã trở thành 26 giáo phận. Chúng ta được mời gọi tiếp bước bao người đi trước, để cho tình yêu Đức Kitô thúc bách và cùng với mọi thành phần dân Chúa tiến bước’.


Thánh lễ tấn phong diễn ra trong bàu khí trang nghiêm. Sự trang nghiêm của một cộng đoàn phụng vụ được kết tinh từ tinh thần gắn kết với tình yêu của Đức Kitô trong suốt ba thế kỷ rưỡi.

Vào cuối Thánh lễ, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục giáo phận Đà Lạt, Chủ tịch HĐGMVN đã chia sẻ niềm vui với giáo phận Quy Nhơn vừa được Giáo Hội gửi đến một vị mục tử, và chào mừng Đức tân Giám mục phó Quy Nhơn, thành viên mới của HĐGMVN. Ngài cầu chúc những nỗ lực mục vụ của Đức tân giám mục phó sẽ “gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp”.

Thánh lễ tấn phong giám mục phó giáo phận Quy Nhơn đã kết thúc vào lúc 8g20 sáng cùng ngày.

Từ hôm nay, giáo phận Quy Nhơn đã có thêm một vị mục tử cùng với Đức cha chính Phêrô dẫn dắt dân Chúa tại Quy Nhơn. Các vị cùng nhau hướng vào “điểm nhấn quan trọng nhất là đẩy mạnh công cuộc truyền giáo” trên miền đất ba tỉnh thuộc giáo phận Quy Nhơn: Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, như Đức tân Giám mục đã từng chia sẻ khi trả lời phỏng vấn của WHĐ.


PV
source
http://www.hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=8&Act=Detail&ID=1404&CateID=63