Monday 13 December 2010

Khi người con gái, tự tình với Quê Hương


Khi người con gái, tự tình với Quê Hương
Cập nhật lúc 11:07:09 PM - 11/12/2010

ht, nguyễn

QA-7.jpg

Không sáng lung linh như ngọc, bởi cái dung dị, mộc mạc của một cô gái từ ánh mắt đến nụ cười.


Nhưng lại trong veo như thể là suối nguồn, một thứ tinh khiết hiếm hoi mà không phải cô gái đôi mươi nào cũng có được trong cái thế kỷ 21 này. Đó chính là Phạm Quỳnh Anh, người con gái đã thổi hồn đất nước Việt Nam vào từng con tim, qua bài hát “Bonjour Việt Nam”.

Sinh ra và lớn lên thuần thục trong một gia đình, mà bố là người Hà Nội, du học tại Bỉ 1971, và mẹ là người miền Nam; họ gặp nhau vào năm 1982. Sau đó 5 năm thì Quỳnh Anh chào đời vào một ngày của mùa Xuân, ngày16-1-1987. Và một em gái tên Lisa năm 1992 nữa. Ba mẹ luôn luôn dẫn dắt cô con gái yêu vào cội nguồn, bằng những buổi biểu diễn đóng góp dân ca cho cộng đồng Việt Nam tại đây, với một nhóm có cái tên là “Hy Vọng”. Và xem ra đây thì cũng chính là cái tên của định mệnh, dành cho một cô gái thuần chủng Việt Nam có ánh mắt với niềm tin Hy Vọng tràn trề sức sống của tuổi đôi mươi mỗi khi biểu diễn.

Thành phố Liege, nơi mà con sông Meuse đẹp nhất Châu Âu, cũng là nơi mà Quỳnh Anh được sinh ra và lớn lên. Lại một lần nữa, phải chăng là những dòng nước trong suốt đã cuồn cuộn vào tận cùng âm sắc, từ một cô gái có giọng hát ru, đến từng con tim người thưởng ngoạn.

Đài Truyền Hình Bỉ RTBF với cuộc thi hát Vì Vinh Quang vào tháng 9-2000, giải nhất, giải Vinh Quang đã thuộc về Quỳnh Anh, và bước đầu khởi nghiệp cho sự nghiệp ca hát của Quỳnh Anh cũng bắt đầu từ đây.

Năm 2002, bản hợp đồng đầu tiên của sự nghiệp được ký kết với Universal.

QA-4.jpg

Năm 2005 là năm để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong bước đường đi vào sự nghiệp ca hát của Quỳnh Anh. Vào tháng 3 năm đó, nhạc sĩ Marc Lavoine viết bài “Bonjour Việt Nam” dành riêng cho một Quỳnh Anh. Tháng 4 thì cô ca sĩ lại cùng sánh vai với chàng nhạc sĩ trong bài hát mang tên “J’espère - Tôi Hy Vọng”. Đẹp làm sao ánh mắt hồn nhiên, không chút nghi ngại của Quỳnh Anh khi biểu diễn “J’espère”, đẹp làm sao những tràng pháo tay ròn rã và tiếng hát hòa theo của mọi người. Ngay từ phút đầu tiên xuất hiện, cả phòng mọi người đều đứng bật dậy như thể một trông chờ, một khát khao! Đẹp hơn tất cả là cái nắm chặt tay của chàng thanh niên có tuổi đời xấp xỉ gấp đôi tuổi của nàng, Marc Lavoine, như thể là một nâng đỡ, một dìu dắt, một hứa hẹn giữa hai người khi đi vào thế giới của âm nhạc. Riêng tôi muốn sống! Muốn được sống nhiều hơn khi nghe J’espère.

Cũng nên nói thêm về cái khoảng khắc định mệnh họ gặp nhau, để có một bài hát tại thành phố Bruxelles, và Marc Lavoine đã nói về Quỳnh Anh: “Ca khúc này đặc biệt. Tôi muốn hát chung với một ca sĩ nào có khuôn mặt diễn tả niềm hi vọng. Và tôi đã tìm thấy Quỳnh Anh ở Bruxelles. Tôi viết bài Bonjour Vietnam cho Quỳnh Anh”. Có phải chăng định mệnh ca hát của Quỳnh Anh bắt đầu từ hai chữ Hy Vọng. (Hy Vọng, đầu tiên từ tên của nhóm hát. Hy Vọng thứ hai là tên của bài hát. Hy Vọng thứ ba, là sự tìm kiếm của nhạc sĩ Marc Lavoine về một cô gái có khuôn mặt diễn tả niềm Hy Vọng).

Raconte moi ce nom étrange et difficile à prononcer
Que je porte depuis que je suis née.
Raconte moi le vieil empire et le trait de mes yeux bridés,
Qui disent mieux que moi ce que tu n’oses dire.
Je ne sais de toi que des images de la guerre,
Un film de Coppola, [et] des hélicoptères en colère ...
Un jour, j’irai là bas, un jour dire bonjour à ton âme.
Un jour, j’irai là bas [pour] te dire bonjour, Vietnam.
Raconte moi ma couleur, mes cheveux et mes petits pieds,
Qui me portent depuis que je suis née.
Raconte moi ta maison, ta rue, racontes moi cet inconnu,
Les marchés flottants et les sampans de bois.
Je ne connais de mon pays que des photos de la guerre,
Un film de Coppola, [et] des hélicoptères en colère ...
Un jour, j’irai là bas, un jour dire bonjour à mon âme.
Un jour, j’irai là bas [pour] te dire bonjour, Vietnam.
Les temples et les Bouddhas de pierre pour mes pères,
Les femmes courbées dans les rizières pour mes mères,
Dans la prière, dans la lumière, revoir mes frères,
Toucher mon âme, mes racines, ma terre...
Un jour, j’irai là bas, un jour dire bonjour à mon âme.
Un jour, j’irai là bas [pour] te dire bonjour, Vietnam (2 fois).

Bonjour Vietnam – Marc Lavoine

Năm 2008, Bonjour Việt Nam được chuyển dịch sang Anh Ngữ: Hello Việt Nam - đã được Quỳnh Anh lần đầu tiên ra mắt cộng đồng người Việt Nam ở Little Saigon, Orange County, miền Nam California, Hoa Kỳ, trong chương trình Đại Nhạc Hội “Tình Ca Việt Nam”, do Trung Tâm Thúy Nga tổ chức, vào Tháng 5-2008.

Tell me all about this name, that is difficult to say.
It was given me the day I was born.
Want to know about the stories of the empire of old.
My eyes say more of me than what you dare to say.
All I know of you is all the sights of war.
A film by Coppola, the helicopter's roar.
One day I'll touch your soil.
One day I'll finally know your soul.
One day I'll come to you.
To say hello... Vietnam.
Tell me all about my colour, my hair and my little feet
That have carried me every mile of the way.
Want to see your house, your streets. Show me all I do not know.
Wooden sampans, floating markets, light of gold.
All I know of you is the sights of war.
Hello Vietnam lyrics on
A film by Coppola, the helicopter's roar.
One day I'll touch your soil.
One day I'll finally know your soul.
One day I'll come to you.
To say hello... Vietnam.
And Buddha’s made of stone watch over me
My dreams they lead me through the fields of rice
In prayer, in the light…I see my kin
I touch my tree, my roots, my begin
One day I'll touch your soil.
One day I'll finally know my soul.
One day I'll come to you.
To say hello... Vietnam.
One day I’ll walk your soil
One day I’ll finally know my soul
One day I’ll come to you
To say hello…Vietnam
To say hello…Vietnam
To say xin chào… Vietnam

Hello Việt Nam

“… trong lời nguyện cầu, trong ánh sáng, tôi thấy lại những người anh. Tôi về với tiếng lòng, với cội nguồn, với đất mẹ quê cha... Một ngày kia, tôi sẽ đến nơi ấy để chào hỏi hồn tôi. Một ngày kia, tôi sẽ đến nơi ấy để cất tiếng chào Việt Nam”. Lời của bài hát như xoáy vào từng con tim người Việt tha hương, lại thôi thúc bước chân của thế hệ trẻ, của bất kỳ một ai chưa từng đặt chân đến xứ sở này. Quỳnh Anh đã diễn tả giấc mơ của mình bằng câu nói “Tôi muốn trầm mình trong mùi hương Việt Nam”, và tháng 11-2009 vừa qua, cô đã đến, và để lại những ấn tượng và cảm tình rất Việt Nam trong lòng mỗi người Việt Nam tại quê nhà

QA-5.jpg

Tôi muốn nói cảm ơn nhạc sĩ Marc Lavoine đã làm nên một Bonjour Việt Nam, một Quỳnh Anh và ngay cả một Việt Nam trong tim chúng tôi, và tim mọi người… tim tuổi trẻ Việt Nam.

“I Say Gold” cũng là một bài hát làm nên tên tuổi Quỳnh Anh. Lần này thì Quỳnh Anh có vẻ chững chạc hơn, bởi giờ đây Quỳnh Anh đang là sinh viên năm thứ 2 Khoa Văn chương rồi… Nhưng tôi mong làm sao Quỳnh Anh ơi, hãy giữ mãi chân tình của một cô gái Việt Nam. Tôi mong muốn Quỳnh Anh sẽ là một quả ngọt của cuộc đời này, hơn là một cánh hoa đẹp của cuộc đời. Bởi tôi tin vào nhân cách và đức hạnh của một Quỳnh Anh. Trong sáng và chân tình!
source
Vien Dong Daily

Saturday 4 December 2010

Người lập ra các tiệm bánh mì Lee's Sandwiches không còn nữa


VOA Tiếng Việt Cập nhật Thứ Bảy, 04 tháng 12 2010

Người lập ra các tiệm bánh mì Lee's Sandwiches không còn nữa

Ông Lê Văn Bá, được xem là người sáng lập hệ thống cửa hàng bánh mì Lee's Sandwiches tại Hoa Kỳ, đã qua đời trong tuần qua, thọ 79 tuổi. Dịp này, chúng tôi xin giới thiệu một doanh nghiệp được xem là thành đạt nhờ sự chịu khó và đoàn kết của một gia đình.

Một cửa hàng Lee Sandwiches tại San Jose, California
Hình: Phuoc BM

Một cửa hàng Lee Sandwiches tại San Jose, California


Gia đình ông Lê Văn Bá đến định cư tại San Jose, California năm 1980. Thời gian mới đến, người con trai cả của ông, Lê Văn Chiêu, ngoài thời giờ đi học Anh văn, đi phụ bán hàng cho một chiếc xe bán thức ăn dạo chung quanh các hãng xưởng của thành phố.

Một năm sau, anh Chiêu mua chiếc xe bán thức ăn dạo đầu tiên. Một năm sau nữa, 1982, cùng với người em là Henry Lê, anh Chiêu lập ra công ty ''Lee Bros.'', anh em họ Lê, lấy họ của gia đình làm tên công ty, nhưng phải sửa “Lê” thành “Lee” cho người Mỹ dễ đọc.

Từ khởi điểm khiêm nhường đó, họ đã tạo ra một công ty cung cấp thức ăn lớn trong vùng San Jose, phục vụ hơn 500 xe bán thức ăn dạo trên khắp vùng, mỗi xe là một người chủ riêng, trong đó có nhiều người là Việt Nam.

Năm 1983, bố mẹ anh Chiêu là ông bà Lê Văn Bá, bắt đầu bán loại bánh mì kiểu Việt Nam trên một chiếc xe đậu trên một góc phố của thành phố San Jose, chủ yếu nhắm vào khách hàng người Việt Nam.

Sau đó họ bỏ chiếc xe để mướn một cửa hàng nhỏ trên con đường này để mở tiệm bánh mì kiểu Việt Nam đầu tiên.

Do đông khách, gia đình lại di chuyển sang một cửa hàng lớn hơn tại một con đường khác.

Năm 2001, gia đình họ Lê và các gia đình sui gia lập ra một loại cửa hàng bán thức ăn nhanh mới, vừa có món ăn Việt Nam vừa có món ăn Mỹ, đặc biệt nhất là món cà phê sữa đá bán rất chạy, và cũng mang thương hiệu là ''Lee's Coffee''.

Cửa hàng này thành công đến độ Lee's Sandwiches trở thành một trong những hệ thống cửa hàng bán thức ăn nhanh phát triển nhất tại miền Tây nước Mỹ.

Tính đến nay, hệ thống này có đến gần 40 cửa hàng tại nhiều tiểu bang Hoa Kỳ và dự kiến là sẽ còn tăng thêm nữa. Ngoài California, các cửa hàng này còn có mặt ở các tiểu bang Arizona, Texas và Oklahoma; phần lớn là doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu (franchise).

Mỗi cửa hàng đều tổ chức ngăn nắp, sạch sẽ, có đặt nhiều màn hình kể ra thực đơn bằng hai thứ tiếng. Các màn hình cũng trình bày những dịp khuyến mại, tạo cho khách cơ hội được ăn miễn phí. Nhiều cửa hàng được trang bị để khách có thể sử dụng Internet.

Tháng 10 vừa qua, Lee's Sandwiches mở một chiến dịch khuyến mại đặc biệt đánh dấu sự kiện hiếm thấy, là ngày 10 tháng 10 năm 2010, chỉ xảy ra một lần trong một thế kỷ. Trong ngày hôm đó, khách hàng nào mua 10 ly cà phê chỉ phải trả có 10 đôla hoặc nếu mua 10 ổ bánh mì, sẽ được tăng không 10 ổ.

Ông Nguyễn Bá Phúc, một người sống lâu năm tại thành phố San José, cho biết:

“Ông Lê Văn Bá, tự là Ba Thận, có tất cả 9 người con - 5 trai và 4 gái. Khởi nghiệp của ông cũng rất khó khăn. Bằng hai bàn tay trắng nhưng hai ông bà rất chịu khó, siêng năng, và nhờ có sự góp sức của các con. Ông là sáng lập viên của công ty Lee's Sandwiches; ngoài ra, ông còn là cố vấn của Giáo hội Phật giáo Hòa hảo Thuần túy Việt Nam tại hải ngoại, cựu Hội trưởng hội ái hữu An Giang Bắc California. Gia đình ông cũng đóng góp rất nhiều cho cộng đồng, và cũng là một trong những khuôn mặt rất được bà con ở Bắc Cali biết tiếng.

Trong cửa hàng của ông bánh mì là chủ yếu, ngoài ra cà phê cũng rất hấp dẫn bà con. Thêm vào đó có bán cơm, các món ăn trưa và nhiều thứ bánh trái, mình vô đó có thể lựa rất nhiều thức ăn trong ngày.

Giá cả không đến nỗi nào mắc lắm, một ổ bánh mì là hai đồng rưỡi; rồi bánh bao, bánh chưng, bánh giò; nghĩa là những gì mà Việt Nam có thì ở đây cũng đều có.”

Vào năm 2003, cơ quan phát triển các loại doanh nghiệp nhỏ của Hoa Kỳ trao giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc miền Tây Hoa Kỳ cho hệ thống cửa hàng bánh mì Lee's Sandwiches'. Tại Quận Cam California, anh Lê Văn Chiêu, người con cả của ông Bá, được trao danh hiệu Doanh nhân Tiêu biểu của năm 2003. Hai năm sau, 2005, Lee's Sandwiches được tờ báo Modern Baking chuyên tường thuật về các nhà làm bánh Hoa Kỳ chọn là một trong 50 nhà làm bánh mì hàng đầu của nước Mỹ.

Ngoài thành tích kinh doanh, gia đình ông Lê Văn Bá còn tham gia các sinh hoạt cộng đồng tại nhiều nơi. Họ đã đóng góp và tham gia gây quỹ giúp nạn nhân vụ khủng bố 11 tháng 9, nạn nhân bão Katrina ở Louisiana, nạn nhân bão lụt ở Việt Nam, động đất ở Mexico, và các dịp từ thiện khác trên khắp thế giới.

Sự thành công của hệ thống cửa hàng bánh mì Lee's Sandwiches còn làm nguồn cảm hứng cho nhiều người Việt tại Mỹ mở ra các cửa hàng khác, như Bánh Mì Ba Lẹ, Bánh Mì Chè Cali, Bánh Mì Chợ Cũ, Bánh Mì Như Lan

Muốn mở một cửa hàng nhượng quyền thương hiệu của Lee's Sandwiches phải có số vốn từ 240.000 đến 1.800.000 đôla; tùy theo mình muốn có loại cửa hàng nào. Có tất cả 4 loại cửa hàng.

Loại thứ nhất, có đầy đủ thiết bị để cung cấp thức ăn cho các cửa hàng khác, ta phải chi cho hệ thống từ 1,1 đến 1,8 triệu, cọng với phí thương hiệu nhượng quyền là 75.000 đôla.

Loại thứ nhì, không có nhiều thiết bị và không sản xuất bánh mì giống như loại 1, ta phải chi cho hệ thống từ 700.000 đến 1,3 triệu, cọng với phí thương hiệu nhượng quyền là 60.000 đôla.

Loại thứ ba, không có sản xuất thực phẩm tại cửa hàng, ta phải chi cho hệ thống từ 459.000 đến 800.000 đôla, cọng với phí thương hiệu nhượng quyền là 50.000 đôla.

Loại thứ tư, là loại thấp nhất, được cung cấp đủ mọi thứ, mở tại các khu shopping, ta phải chi cho hệ thống từ 250.000 đến 420.000 đôla, cọng với phí thương hiệu nhượng quyền là 35.000 đôla.

Tất cả các cửa hàng nhượng quyền thương hiệu, mỗi tuần phải nộp cho hệ thống Lee's Sandwiches 6,9% số bán để có thể nhận được các dịch vụ như sử dụng thương hiệu, huấn luyện nhân viên, tư vấn, marketing...

Vào ngày 8 tháng 8 năm 2008, cũng toàn là số 8, Lee's Sandwiches đã khai trương một cửa hàng tại đường Hàm Nghi Quận 1 Saigon.

Là một liên doanh với một công ty Nam Triều Tiên, cửa hàng này có 100 chỗ ngồi, có những loại bánh theo kiểu phương Tây, và cũng có cà phê sữa đá từng nổi danh ở bên Mỹ. Cà phê được pha chế theo đúng công thức Mỹ để bảo đảm mùi vị giống như cà phê bán bên Mỹ. Mục đích là nhắm vào thành phần có thu nhập cao, muốn thưởng thức mùi vị của nước ngoài.

Liên doanh này dự tính phát triển sang Nam Triều Tiên, Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản.

source

VOA Vietnamese