Tuesday 1 December 2009

Nuôi chim ở Mỹ



Cập nhật lúc 2:36:00 AM - 28/11/2009

chimmy1.jpg


Anh Sua đang cho chim cút ăn ở sân vườn nhà mình – ảnh: Vi Vi/Viễn Đông


Vi Vi/Viễn Đông


RIVERSIDE - Anh bạn tôi tên Sua mời tôi về nhà anh ở Riverside chơi cốt để cho tôi nhìn thấy tận mắt anh nuôi một bầy chim cút hoang dã gần 100 con ở sân sau nhà mình. Cứ mỗi khi chiều về anh cầm bịch thức ăn rồi kêu chút chít vài tiếng thì từ trên sườn núi lút nhút một bầy chim cút chạy như tên bắn, nhảy vào trong sân của anh để ăn. Chúng thoải mái ăn tỉnh bơ, thỉnh thoảng vụt bay lên vì có ai đó bước ra chụp hình. Anh Sua nói với tôi: “Đừng có động đậy, em cứ ngồi yên rồi lấy telezoom lại mà chụp, không thôi chim cút nó sợ”. Cứ như vậy anh đã nuôi chim suốt 6,7 năm trời kể từ khi mua được căn nhà bên cạnh sườn núi.

chimmy3.jpg


Đàn chim cút đốm bông có chóp trên đầu trông rất đẹp – ảnh: Vi Vi/Viễn Đông


Gia đình anh Sua xem việc nuôi bầy chim cút hoang dã là một công việc ý nghĩa, nên ngoài anh ra, ba người khác trong gia đình đều có thể cho chim ăn mỗi buổi chiều về. Nếu như ngày nào anh bận việc không về được nhà trước lúc mặt trời lặn thì vợ con anh cũng có thể mang thức ăn ra cho chim ăn được.

Anh Sua nói, thật ra vào khoảng 4, 5 giờ chiều thì lũ chim cút đã tập trung xuống khu vực gần sườn đồi nhà anh và chờ ở dưới gốc bụi bông giấy lớn để tỉa lông và nghỉ mát, vì thế bất cứ ai trong nhà mà ra rải thức ăn xuống sân là bọn chúng chạy xuống ăn thôi. Chẳng những thế, những bầy chim khác như chim “thiên thần màu xanh” cũng xuống ăn ké như là một thói quen. Ngoài ra, còn có cả đàn thỏ trắng thỏ nâu cũng nhảy vào sân vườn của anh ăn….

Chúng tôi ngồi và xem những điều anh nói quả đúng không thể tưởng, có lẽ anh vừa là người mang lại nguồn sống cho chúng mỗi ngày, chúng xem anh như người chủ nuôi chúng, vừa bảo vệ cho chúng.


chimmy5.jpg


Chim thiên thần màu xanh đậu trên cao chuẩn bị xuống ăn – ảnh: Vi Vi/Viễn Đông


Anh Sua cho biết thêm: “Có lần đàn thỏ bị đại bàng rượt đuổi, từ trên sườn đồi chúng chạy như bay vào sân nhà tôi để trốn và cầu cứu, thấy vậy tôi mở cửa lao ra ngoài hét lớn. Đại bàng nghe vậy bỏ đi, còn con thỏ thoát chết ngồi bất động, hiền khô một hồi mới thức tỉnh. Nó nhảy chậm rãi tiến tới tôi để ăn vài miếng cải xanh. Ngoài thỏ ra, lâu lâu chim cút cũng vậy, cả đàn chạy tán loạn vào sân nhà tôi vì bị rắn chuông săn bắt. Vào sân nhà tôi rồi thì rắn chuông ít dám bò vào trong khuôn viên sân vườn, và mấy lần cắt cỏ tôi cũng đã bắt được vài con”.

Có lẽ lũ chim, thỏ đã quen với “ông chủ” của mình, mặc dù sống tự do nơi rừng núi hoang dã nhưng có khi nào đói, có khi nào được cần che chở, bảo vệ, thì có ông chủ đứng ra chăm sóc bảo bọc, nên cả chục năm qua chúng gần như quen thuộc cách sống như vậy. Và hễ nghe tiếng kêu của “ông chủ” thì chúng xuống núi để dự bữa ăn chiều mà không cần phải mạo hiểm đi tìm thức ăn vào lúc hoàng hôn, dễ bị đại bàng, rắn chuông hay chó rừng rình ăn thịt.


chimmy7.jpg


Chim thiên thần xanh ăn chung với chim cút ở nhà anh Sua – ảnh: Vi Vi/Viễn Đông

Nhiều người bạn đến nhà anh Sua chơi, thấy anh cho chim hoang dã ăn như “gà nhà”, cũng tỏ ra thích thú và ngưỡng mộ. Gia đình anh Sua xem việc nuôi đàn chim cút, chim thiên thần màu xanh là một công việc làm rất thú vị, bao nhiêu mệt nhọc của một ngày lao động vất vả như tan biến theo từng bước nhảy của lũ chim, hay là bước chân nhẹ nhàng của thỏ nâu.


chimmy8.jpg


Thỏ hoang vào sân nhà anh Sua kiếm ăn – ảnh: Vi Vi/Viễn Đông


Nghĩ đến điều nầy tôi sực nhớ đến chim thú ở (...), trốn chui trốn nhủi đâu dám lộ diện để cho con người nhìn thấy, vì chúng không sợ những loài vật khác bằng chính con người tìm săn bắt chúng, và chúng sẽ trở thành những món nhậu lý tưởng từ ở nhà vườn cho đến nhà hàng khách sạn. Và đó chính là một nghịch lý của một đất nước giàu và một đất nước nghèo như (...), với luật “chim trời cá nước, ai bắt được nấy ăn”.

*********************

source

Vien Dong Daily

No comments:

Post a Comment